Tiêm filler cằm bị bầm tím là điều hết sức bình thường. Nguyên nhân thường là do các mạch máu bị tổn thương trong quá trình tiêm chất làm đầy tạo hình cằm. Tuy nhiên, cũng có trường hợp vết tiêm filler bị bầm tím bất thường, chuyển sang màu tím đen và lan rộng kèm đau đớn. Trong trường hợp này bạn sẽ cần theo dõi chặt chẽ hơn và chủ động thăm khám để tránh gặp biến chứng thẩm mỹ nguy hiểm.
Contents
Tiêm filler cằm làm gì?
Một gương mặt đẹp được kiến tạo bởi các đường nét hài hoà. Và cằm chính là một bộ phận được quan tâm nhiều nhất. Bởi ai cũng biết dáng cằm đẹp sẽ khiến cho gương mặt cân đối, thon gọn tự nhiên. Đây chính là lý do tại sao ngày càng có nhiều người muốn thẩm mỹ cằm, nhất là chị em phụ nữ.
Ngoài phẫu thuật độn cằm, bạn có thể chỉnh sửa dáng cằm bằng filler. Quy trình sử dụng kim tiêm để đưa chất làm đầy sinh học với thành phần HA vào cằm. Mục đích chính của tiêm filler cằm là tạo dáng cằm Vline, khắc phục tình trạng cằm ngắn, cằm thô to kém thẩm mỹ. Tiêm filler cằm là phương pháp trẻ hoá cằm đơn giản, an toàn, hiệu quả đang rất thịnh hành trên thị trường.
Một vài những ưu điểm của tiêm filler cằm gồm:
- Không tác động dao kéo;
- Hạn chế tổn thương da;
- Thời gian tiến hành nhanh;
- Không yêu cầu nghỉ dưỡng, phục hồi cấp tốc;
- Mang lại sự thay đổi tự nhiên, không để lại sẹo;
- Hiệu quả tạm thời nên không cần phụ thuộc vào chất làm đầy;
- Chỉnh sửa một cách dễ dàng và dễ kiểm soát tác dụng phụ hoặc biến chứng…
Tiêm filler cằm bị bầm tím là như thế nào?
Mặc dù tiêm filler cằm không tác động dao kéo nhưng vẫn sẽ gây ra tổn thương ở cằm. Đây là những tổn thương vi điểm được gây ra bởi kim tiêm có kích thước nhỏ. Do đó, quá trình tiêm filler vẫn có thể gây ra những vết bầm ở cằm.
Sở dĩ tiêm filler cằm bị bầm tím là do kim tiêm filler phá vỡ các mao mạch nhỏ dưới da. Từ đó gây ra tình trạng xung huyết và các vết bầm tím xuất hiện. Ngoài ra, tiêm filler bầm tím cằm cũng do quá trình tiêm ít nhiều gây ảnh hưởng đến các mô mềm.
Vết tiêm filler bị bầm tím thường ở chính vị trí đâm kim và có kích thước nhỏ. Vết bầm này chỉ là tác dụng phụ khi tiêm filler và nó không nguy hiểm đến sức khoẻ. Tình trạng bầm tím sẽ thuyên giảm theo thời gian, thường là sẽ cải thiện sau khoảng 1-2 ngày hoặc đến khi filler ổn định hoàn toàn, da phục hồi tốt.
Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp tiêm filler cằm bị bầm tím kéo dài. Kèm theo đó là hàng loạt các triệu chứng sưng, phù nề, đau nhức khó chịu tại vùng tiêm… Khi này, vết tiêm filler bị bầm tím được xem là cảnh báo nguy hiểm cần được thăm khám để kiểm soát kịp thời.
Vì sao vết tiêm filler bị bầm tím bất thường
Trước hết Dr.thaiha sẽ giúp bạn nhận biết tình trạng tiêm filler cằm bị bầm tím bất thường. Hãy chú ý đến các triệu chứng sau:
- Vết bầm tím ở cằm ngày một đậm hơn và chuyển sang màu tím đậm, tím đen.
- Vết tiêm filler bị bầm tím với diện tích rộng, lan toả ra toàn bộ cằm.
- Cằm bị sưng, phù nề và có dấu hiệu biến dạng, đơ cứng sau khi tiêm filler.
- Cảm giác khó chịu do xuất hiện những cơn đau, nhức.
- Vết thương ở cằm lâu lành và có hiện tượng bị vi khuẩn tấn công gây loét da.
- Cằm có hiện tượng bị hoại tử mô mềm tại chính vị trí da bị bầm tím…
Tiếp theo, Dr.thaiha sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân tiêm filler cằm bị bầm tím bất thường để cùng nhau phòng tránh một cách hiệu quả nhất.
Tiêm filler cằm bị bầm tím do kỹ thuật tiêm không chuẩn xác
Như đã nói ở trên, sở dĩ vết tiêm filler bị bầm tím là do thao tác tiêm gây tổn thương mao mạch và mô mềm. Chính vì thế, nguy cơ bị bầm tím da sẽ rất cao nếu như người tiêm filler không thực hiện đúng kỹ thuật.
Người tiêm filler có tay nghề non kém, có ít kinh nghiệm thường không nắm rõ về giải phẫu da ở vùng cằm. Khi này, thao tác tiêm filler sẽ không có độ chuẩn xác về vị trí, độ sâu, tốc độ tiêm… từ đó gây tổn thương các mạch máu, mô tế bào da và hệ thống dây thần kinh. Vết tiêm filler có nguy cơ bị bầm tím cao hơn.
Tìm hiểu thêm: Tiêm filler môi bao lâu thì đẹp, thì ổn định?
Tiêm filler bị bầm tím do tắc mạch máu
Tiêm filler cằm bị bầm tím nhiều cũng cảnh báo nguy cơ bị tắc mạch máu. Bao gồm trường hợp bị tắc trong lòng mạch do filler được tiêm trực tiếp vào các mạch máu. Và cả trường hợp tắc ngoài lòng mạch do filler được tiêm gần mạch máu với lượng nhiều và gây ra sự chèn ép mạch máu.
Khi mạch máu bị tắc, máu sẽ không thể lưu thông và các vết bầm tím da sẽ ngày càng rõ ràng. Vùng da bị bầm tím mở rộng về kích thước và đặc biệt là sẽ kèm theo dấu hiệu sưng tấy, đau nhức khó chịu. Nếu không xử lý kịp thời thì vùng da bầm tím sẽ bị chết do không được cung cấp dinh dưỡng. Từ đó mô da sẽ bị hoại tử và làm biến dạng cằm.
Tiêm filler bầm tím do tiêm quá liều
Tiêm filler quá liều cũng là nguyên nhân gây ra các vết bầm tím trên da. Ngoài ra, việc lạm dụng filler để tạo hình cằm còn có thể khiến cho cằm bị biến dạng do bị tăng thể tích quá mức. Lạm dụng chất làm đầy để tiêm cằm cũng sẽ có thể gây ra tình trạng tràn filler dẫn đến chèn ép các mạch máu lân cận.
Vết tiêm filler bị bầm tím do chăm sóc không khoa học
Sở dĩ tiêm filler cằm bị bầm tím là do chăm sóc sau tiêm filler chưa thực sự khoa học. Một số những ví dụ điển hình như:
- Filler ổn định chậm do chịu tác động bởi nhiệt độ cao hoặc ngoại lực trong khoảng thời gian dài.
- Vết tiêm filler bị bầm tím do khách hàng sử dụng rượu bia và chất kích thích có khả năng làm loãng máu.
- Tập thể dục với cường độ cao sau khi tiêm filler khiến cho vết thương lâu lành và bấm tím kéo dài.
- Không đảm bảo vệ sinh vùng cằm sau khi tiêm filler tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công và gây viêm, nhiễm khuẩn…
Làm sao để hết bầm tím khi tiêm filler?
Tiêm filler nói chung và tiêm filler cằm đều có nguy cơ bị bầm tím rất cao. Có hơn 80% khách hàng gặp tình trạng bầm tím da là do tác dụng phụ khi tiêm chất làm đầy filler. Chính vì thế, bạn không cần quá lo lắng khi thấy cằm bị bầm. Có thể theo dõi trong khoảng 24-48h đồng hồ sẽ thấy các vết bầm này thuyên giảm và biến mất.
Một số các giải pháp sẽ giúp bạn cải thiện các vết bầm tím một cách nhanh chóng gồm:
- Không sử dụng rượu bia và không hút thuốc lá khi tiêm filler cằm.
- Tránh tác động nhiệt độ cao đến cằm. Thay vào đó bạn có thể chườm lạnh liên tục.
- Tránh sờ nắn vùng cằm vừa tiêm filler, tránh tác động tỳ đè cằm.
- Uống nhiều nước và chăm sóc da một cách khoa học để tránh nhiễm khuẩn.
- Khi ngủ bạn nên kê gối cao để cải thiện tình trạng tiêm filler cằm bị bầm tím.
- Sử dụng thuốc giảm đau không steroid như paracetamol để giảm đau và viêm theo chỉ định của bác sĩ…
>>>>>Xem thêm: Tiêm filler bị sưng uống thuốc gì? Lời khuyên từ chuyên gia
Trong các trường hợp bạn nhận thấy vết tiêm filler bị bầm tím ngày càng nghiêm trọng, hãy lập tức đến cơ sở y tế để nhận sự hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa. Tuỳ theo tình trạng sức khoẻ và các biến chứng gặp phải mà bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn làm sao để hết bầm tím khi tiêm filler.
Bạn có thể được kê đơn thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau để sử dụng để cải thiện các triệu chứng bầm tím da do viêm nhiễm gây ra. Trong tình huống filler được tiêm quá nhiều gây tràn filler hay chèn ép các mạch máu thì sẽ thực hiện tiêm tan một phần hoặc tiêm tan filler hoàn toàn. Và cuối cùng sẽ là nạo vét để loại bỏ filler nhằm điều trị các biến chứng liên quan đến tắc mạch máu và nhiễm trùng nặng để bảo vệ mô da.
Cách tốt nhất để bạn không còn lo lắng về tình trạng bầm da khi tiêm filler chính là lựa chọn cho mình một dịch vụ thẩm mỹ có chất lượng tốt. Tại Dr.thaiha, bạn sẽ được bác sĩ có tay nghề cao trực tiếp tiêm filler với những sản phẩm filler có chất lượng cao nhất trên thị trường hiện tại. Môi trường thẩm mỹ đạt chuẩn, đảm bảo các điều kiện vô khuẩn, vô trùng nên sẽ giúp cho thủ thuật thẩm mỹ diễn ra an toàn tuyệt đối.
Nếu bạn đang muốn tiêm filler để tạo hình cằm hoặc các mục đích trẻ hoá khác, hãy chủ động liên hệ với phòng khám Dr.thaiha để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ đầu ngành của chúng tôi nhé. Thăm khám trực tiếp tại số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu – Đống Đa – Hà Nội vào tất cả các ngày trong tuần, từ 8h-20h bạn nhé!