Dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử ít gặp nhưng lại rất nguy hiểm. Bởi tình trạng hoại tử mô da có thể ăn sâu và lan rộng. Khi hoại tử được kiểm soát thì da cũng sẽ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Vậy vì sao tiêm filler bị hoại tử, dấu hiệu nhận biết là gì và cần làm gì để điều trị hiệu quả? Hãy cùng với các chuyên gia thẩm mỹ tại Dr.thaiha đi tìm hiểu ngay nhé.
Contents
Hoại tử da là gì?
Hoại tử da xảy ra khi tế bào da bị tổn thương. Khi các tổn thương không được chăm sóc và điều trị tốt sẽ khiến cho mô tế bào chết và gây ra tình trạng hoại tử.
Hoại tử da được đánh giá là nguy hiểm bởi nó sẽ làm hỏng làn da của bạn. Tình trạng hoại tử nếu không được phát hiện sớm sẽ diễn biến phức tạp. Bao gồm việc ăn sâu, lan rộng. Và nguy hiểm hơn khi hoại tử thường kèm theo nhiễm trùng gây nguy hiểm đến sức khoẻ.
Vì sao tiêm filler bị hoại tử?
Tiêm chất làm đầy filler đang là phương pháp làm đẹp siêu hot, được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn. Tuy được xếp hạng vào các giải pháp làm đẹp không xâm lấn có độ an toàn cao, nhưng vẫn có những ca tiêm filler gặp tác dụng phụ và cả biến chứng. Trong đó, đáng chú ý là dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, tỷ lệ khách hàng gặp dấu hiệu hoại tử khi tiêm filler không cao nhưng đây là một biến chứng thẩm mỹ nguy hiểm.
Nguyên nhân thường xuất phát từ những điều sau:
Sử dụng chất filler kém chất lượng
Filler là sản phẩm làm đẹp có tính phổ biến nên hiện nó được bán tràn lan trên thị trường. Khách hàng có thể dễ dàng tìm mua và sử dụng filler mà không cần có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Chính điều này sẽ tiềm ẩn rủi ro bởi không phải tất cả filler đều đảm bảo chất lượng.
Một số filler không rõ nguồn gốc hoặc không được kiểm tra chất lượng có thể chứa các chất gây dị ứng hoặc gây tổn thương da một cách nghiêm trọng. Filler giá rẻ không được FDA kiểm duyệt và được bán trôi nổi trên thị trường chính là nguyên nhân gây ra dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử.
Tiêm filler hoại tử do tiêm không đúng kỹ thuật
Dấu hiệu hoại tử khi tiêm filler xuất phát từ việc tiêm chất làm đầy không đúng kỹ thuật. Nguyên nhân cơ bản là do người tiêm filler không nắm rõ giải phẫu da ở khu vực thẩm mỹ khiến cho filler được tiêm sai vị trí và gây ra biến chứng thẩm mỹ.
+ Filler gây chèn mạch dẫn đến tắc ngoài lòng mạch do được tiêm quá gần các mạch máu, tiêm với liều lượng nhiều và tốc độ nhanh. Khi đó, filler sẽ làm ngăn chặn lưu thông máu và lâu dần dẫn đến dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử.
+ Filler gây tắc trong lòng mạch khi được tiêm trực tiếp vào các mạch máu. Lúc này, filler sẽ di chuyển đến các vị trí hẹp và tạo da một bức tường làm cho máy không thể tiếp tục lưu thông. Tình trạng thiếu máu lâu dần sẽ khiến cho mô da bị hoại tử hoàn toàn.
Dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử do nhiễm trùng
Các dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử cằm hay dấu hiệu tiêm filler mũi bị hoại tử xuất phát từ nhiễm trùng da. Nguy cơ sẽ rất cao trong các trường hợp sau:
- Dụng cụ tiêm filler không đảm bảo vô trùng, vô khuẩn.
- Môi trường tiêm filler không phải là phỏng thủ thuật tiêu chuẩn.
- Sản phẩm filler có chứa nhiều tạp chất gây nhiễm khuẩn.
- Vết thương sau tiêm filler lâu lành và bị vi khuẩn tấn công…
Chú ý, ở các đối tượng bệnh nhân bị tiểu đường thì nguy cơ bị nhiễm trùng da sau tiêm filler sẽ cao hơn. Bởi những đối tượng này thường có thời gian lành thương kéo dài và có thể bị loét da khó phục hồi. Chính vì thế sẽ không tránh khỏi các dấu hiệu hiệu tiêm filler bị hoại tử da ở người bị tiểu đường.
Nói tóm lại thì có nhiều nguyên nhân khiến cho vùng tiêm filler bị hoại tử. Bao gồm chất lượng sản phẩm filler, trình độ tay nghề của bác sĩ và sức khoẻ của khách hàng khi thực hiện tiêm filler. Và để phòng tránh việc tiêm filler bị hoại tử, bạn cần gặp bác sĩ để có một kế hoạch tiêm filler an toàn và hiệu quả nhất.
Tìm hiểu thêm: Tiêm filler mũi bao lâu thì tan? Chuyên gia giải đáp
Tổng hợp các dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử
Filler có thể được tiêm ở nhiều vùng khác nhau. Bao gồm: Thái dương, mặt má, rãnh cười, cằm, môi, mũi, cổ, tay… Và bất kỳ khu vực tiêm nào cũng có thể gặp tình trạng hoại tử da nếu như không đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật.
Trong đó, có ba vùng tiêm filler dễ xảy ra biến chứng nhất là thái dương, mặt má và mũi. Nguyên nhân là do các vùng tiêm này phải sử dụng nhiều filler hơn và có nhiều các mạch máu bên dưới. Do đó, tỷ lệ tiêm filler mũi/ cằm, mặt bị hoại tử cũng khá cao.
Các dấu hiệu cảnh báo tiêm filler bị hoại tử da bao gồm:
Thay đổi màu sắc da
Dễ dàng nhận thấy điểm tiêm filler xuất hiện các vết bầm tím lâu tan sau đó chuyển dần sang màu tím đen. Vùng bị bầm tím có hiện tượng lan tỏa rộng hơn chính tỏ nguy cơ hoại tử da sẽ rất cao.
Vết thương lâu lành và loét
Những vết thương tiêm filler gây ra chỉ là vi điểm nhưng lại lâu lành và có dấu hiệu viêm loét nghiêm trọng. Tổn thương tiêm filler bị tiết dịch, chảy mủ và có thể cảm nhận được mùi hôi khó chịu.
Sưng tấy và viêm nhiễm
Tại vùng tiêm filler xuất hiện tình trạng sưng tấy da và kèm theo đó là cảm giác đau nhức khó chịu. Dấu hiệu sưng và đau tăng dần theo thời gian, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của khách hàng.
Thay đổi độ dẻo của da
Dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử là vùng điều trị trở nên cứng hơn thay vì độ dẻo dai như trước. Da có thể bị nổi áp xe, bên trong các ổ áp xe là tổ chức dịch mủ và vi khuẩn. Áp xe càng lớn thì diện tích da bị hoại tử sẽ càng rộng và sâu hơn.
Mất cảm giác tại vùng da bị hoại tử
Hoại tử da sau tiêm filler cũng có thể gây ra mất cảm giác hoặc cảm giác giảm ở khu vực tổn thương. Vấn đề này có thể trở lên nghiêm trọng hơn nếu như quá trình tiêm filler gây tổn thương các dây thần kinh bên dưới da. Mất cảm giác có thể là tạm thời nhưng đôi khi cũng là vĩnh viễn nên rất nguy hiểm…
Chú ý, các dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử có thể ảnh hưởng ngay tại vị trí tiêm. Nhưng đôi khi cũng sẽ ảnh hưởng đến diện tích da rộng hơn, xa hơn. Nhất là khi tình trạng hoại tử có liên quan đến việc giảm lưu thông máu dẫn đến thiếu máu để nuôi dưỡng tế bào da bạn nhé…
>>>>>Xem thêm: Tiêm filler bao lâu thì hết sưng? Làm thế nào để hết sưng nhanh?
Phòng tránh dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử da
Cách tốt nhất để bạn không gặp các dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử là hãy tiêm filler dưới sự giám sát y tế chặt chẽ. Yếu tố an toàn đầu tiên là phải tiêm filler theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tại cơ sở uy tín và với dòng sản phẩm filler đạt chuẩn. Không tự tiêm filler tại nhà, nhất là ở những khu vực nguy hiểm như mắt, má, mũi để tránh gặp biến chứng.
Bạn cũng cần tránh sử dụng dịch vụ tiêm filler được cung cấp bởi các cơ sở làm đẹp không được cấp phép. Bao gồm các Spa, thẩm mỹ viện cỏ, các tiệm cắt tóc làm đầu hoặc tiêm làm móng. Bởi đây là những địa chỉ không được phép tiêm filler theo quy định của Sở, BYT đưa ra.
Nếu bạn lo lắng gặp phải dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử, tốt nhất hãy dành thời gian đến với phòng khám Dr.thaiha để nhận được sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa tay nghề cao. Phòng khám sẽ giúp bạn đánh giá tình trạng da, tư vấn liệu trình tiêm filler với sản phẩm chất lượng và liều lượng an toàn. Từ đó, giúp cho việc làm đẹp được thực hiện nhanh chóng, an toàn và hiệu quả, tiết kiệm chi phí một cách tốt đa.
Mọi thông tin tư vấn về filler hay các giải pháp làm đẹp không xâm lấn khác, khách hàng hãy đến số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu – Ô chợ Dừa – Đống Đa – Hà Nội để nhận sự hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi. Trân trọng!