Ủ tê tiêm môi là gì? Có nên ủ tê không? Nên ủ tê bao lâu?

Ủ tê tiêm môi là gì? Có nên ủ tê không? Nên ủ tê bao lâu?
Rate this post

Ủ tê tiêm môi là bước giúp chúng ta không còn bị đau khi bác sĩ tiêm filler trẻ hóa môi. Tuy nhiên ủ tê sẽ không phải là thao tác bắt buộc bởi trên thực tế có nhiều người vẫn có thể tiêm mà không cần ủ tê. Nếu bạn chưa biết tiêm môi có ủ tê không, tiêm môi ủ tê bao lâu thì hay cùng Dr.thaiha đi tìm hiểu ngay nhé.

Ủ tê là gì?

Ủ tê là phương pháp giúp chúng ta giảm đau tạm thời. Đây là một bước làm quan trọng giúp cho các thao tác y tế hoặc thẩm mỹ gây xâm lấn da được thực hiện một cách dễ dàng hơn. Bởi thuốc ủ tê có tác dụng ức chế khả năng dẫn truyền của xung thần kinh cảm giác. Nó sẽ làm giảm các đau tại chỗ trong thời gian ngắn. Do đó, bệnh nhân sẽ không cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi thực hiện các thủ thuật y khoa.

Trong thẩm mỹ nội khoa, ủ tê được xem là bước làm quan trọng nhưng không phải là thao tác bắt buộc. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ sử dụng các thuốc ủ tê phù hợp. Trong đó phổ biến nhất vẫn là các loại kem gây tê.

Chú ý, ủ tê chỉ được áp dụng với các trường hợp không khẩn cấp. Bởi khi ủ tê chúng ta sẽ cần nhiều thời gian để vô cảm cho da. Do đó, với các trường hợp cấp cứu hoặc xâm lấn sâu thì sẽ không áp dụng ủ tê mà sẽ tiêm tê trực tiếp hoặc sẽ phải gây mê để giảm đau hoàn toàn bạn nhé.

Tiêm môi có ủ tê không?

Tiêm filler môi là phương pháp giúp chúng ta làm trẻ hóa môi một cách nhanh chóng và tự nhiên nhất. Tiêm filler được đánh giá là giải pháp tạo hình môi ít gây xâm lấn. Bởi quá trình tiêm filler sẽ chỉ sử dụng kim tiêm có kích thước siêu nhỏ để đưa chất làm đầy HA vào bên trong môi. Tuy nhiên, quá trình này vẫn sẽ khiến cho môi bị tổn thương ở mức độ nhẹ nhàng.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, thao tác tiêm filler sẽ vẫn khiến cho nhiều khách hàng cảm thấy sợ hãi, nhất là những người sợ vật nhọn và không thể chịu đau. Do đó, nếu hỏi tiêm môi có ủ tê không thì câu trả lời là có. 

Ủ tê tiêm môi được thực hiện để giúp vô cảm cho cả môi trên và môi dưới trong một thời gian ngắn, thừa để bác sĩ hoàn thành thủ thuật bơm filler. Bước làm có thể quyết định đến kết quả tiêm filler nhưng lại không phải là bắt buộc. Bởi trên thực tế thì có khá nhiều khách hàng không cần ủ tê môi mà vẫn có thể hoàn thành các thao tác tiêm filler một cách thuận lợi nhất.

Ủ tê tiêm môi là gì? Có nên ủ tê không? Nên ủ tê bao lâu?

Ủ tê tiêm môi được thực hiện thế nào?

Thao tác ủ tê tiêm môi được thực hiện vô cùng đơn giản. Sau khi làm sạch môi, nhân viên y tế sẽ thoa một lượng thuốc ủ tê ở dạng kem lên toàn bộ môi trên và môi dưới và cả vùng da ở xung quanh môi.

Để thuốc tê phát huy tốt hiệu quả thì nhân viên y tế sẽ tiếp tục dùng màng bọc nilon để bao bọc toàn bộ môi. Việc tiếp theo chính là chờ để cho thuốc tê phát huy được hiệu quả giảm đau.

Chú ý, trong trường hợp khách hàng không có quá nhiều điều kiện thời gian để chờ ủ tê khi tiêm môi thì có thể tiêm tê trực tiếp. Khi này, sẽ cần sử dụng loại thuốc gây tê có thiết kế phù hợp hơn thay vì các loại kem ủ tê thông thường bạn nhé.

Tiêm môi ủ tê bao lâu?

Nếu thuốc tê có chất lượng tốt và cơ thể có đáp ứng tốt thì ủ tê tiêm môi sẽ được thực hiện trong từ 15-20 phút. Muốn biết thuốc quá trình ủ tê có hiệu quả hay chưa, nhân viên y tế sẽ kiểm tra mức độ tê bì của môi bằng cách dùng tay để sờ nắn. Cũng có thể có tác động vật lý lên môi để xem khách hàng có còn cảm giác đau không. Nếu khách hàng không còn bị đau thì sẽ thực hiện các bước tiếp theo trong quy trình tiêm filler môi.

Cũng có những trường hợp ủ tê rồi nhưng tiêm filler môi vẫn bị đau. Các tình huống có thể gặp phải gồm:

  • Thời gian ủ tê quá ngắn khiến cho thuốc tê chưa phát huy hiệu quả giảm đau. Hoặc thời gian ủ tê tiêm môi quá dài khiến cho thuốc gây tê mất dần hiệu quả.
  • Sử dụng lượng thuốc tê quá ít cũng sẽ không thể tối ưu được hiệu quả giảm đau.
  • Sử dụng thuốc gây tê kém chất lượng, sản phẩm cũ hỏng cũng không thể làm giảm đau.
  • Trường hợp không đáp ứng với các loại thuốc gây tê thường sẽ hiếm gặp hơn…

Một số người dù đã được gây tê đúng quy trình kỹ thuật, đủ thời gian và sản phẩm chất lượng nhưng khi tiêm filler vẫn đau. Nguyên nhân có thể xuất phát từ tâm lý khách hàng không ổn định, quá sợ hãi và quá nhát đau. Khi này, bác sĩ tiêm filler môi sẽ cần thực hiện trò chuyện với khách hàng để phân tán sự chú ý và giúp khách hàng không còn cảm giác bất an.

Những ai không nên ủ tê khi tiêm môi

Một số trường hợp sẽ được bác sĩ cân nhắc kỹ trước khi thực hiện ủ tê tiêm môi để đảm bảo an toàn, tránh bị kích ứng hoặc ngộ độc với thuốc gây tê. Bao gồm:

  • Người nhẹ cân, suy dinh dưỡng hoặc suy nhược cơ thể.
  • Người có các bệnh lý về da, trong đó có nhiễm trùng môi.
  • Người bị bệnh lý tim mạch, suy giảm chức năng gan, thận.
  • Ủ tê được sử dụng lặp lại quá nhiều lần hoặc liều quá cao so với khuyến cáo.

Ngoài ra, cũng có các trường hợp bị chống chỉ định tiêm filler môi dù có đáp ứng tốt với các thuốc ủ tê tiêm môi. Bao gồm: Người chưa đủ 18 tuổi, người đang mắc bệnh tiểu đường, người đang mang thai hoặc cho con bú sữa mẹ, người bị dị ứng với filler và các thành phần của filler…

Tìm hiểu thêm: Các dáng cằm tiêm filler đẹp được nhiều bạn nữ yêu thích

Ủ tê tiêm môi là gì? Có nên ủ tê không? Nên ủ tê bao lâu?

>>>>>Xem thêm: Sau khi tiêm filler cần kiêng gì? Chuyên gia chia sẻ

Quy trình tiêm filler môi an toàn và hiệu quả

Quy trình tiêm filler môi bao gồm bước ủ tê môi được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Đánh giá khuôn mặt, các khuyết điểm của môi và tư vấn dáng môi tiêm filler phù hợp. Bước làm này mất khoảng 10 phút.
  • Bước 2: Thực hiện làm sạch môi bằng các thao tác vệ sinh môi với tẩy trang, tẩy tế bào chết. Bước làm này mất khoảng 5 phút.
  • Bước 3: Tiến hành ủ tê tiêm môi trong khoảng 20 phút với sự hỗ trợ của màng bọc nilon. Thời gian khoảng 15-20 phút tùy từng trường hợp.
  • Bước 4: Sát khuẩn là thao tác mất ít thời gian nhất nhưng sẽ là bắt buộc để giúp quá trình tiêm filler môi an toàn tuyệt đối.
  • Bước 5: Thực hiện tiêm filler vào môi để tạo dáng môi đẹp hay làm trẻ hóa môi tự nhiên. Bước làm này mất khoảng 5-10 phút tùy các điều kiện thực tế.
  • Bước 6: Đánh giá dáng môi sau khi tiêm filler hoàn thành, có các biện pháp nắn chỉnh và bổ sung nếu cần thiết.
  • Bước 7: Thực hiện sát trùng môi lần cuối sau đó thoa kháng sinh lên môi vừa tiêm filler để tránh nhiễm khuẩn sau điều trị.
  • Bước 8: Theo dõi khoảng 15 phút sau đó khách hàng sẽ ra về và chăm sóc tại nhà. Tái khám sau khoảng 3-5 ngày để đánh giá hiệu quả làm đẹp và có giải pháp chỉnh sửa phù hợp…

Điều kiện tiên quyết khi tiêm filler môi chính là phải lựa chọn được bác sĩ giỏi, sản phẩm filler chính hãng và có thiết kế phù hợp để gia tăng hiệu quả. Và nếu như bạn đang muốn có kế hoạch tiêm filler môi nhưng chưa biết tiêm môi có ủ tê không, có đau nhiều không, có để lại biến chứng không thì hãy chủ động liên hệ với phòng khám Dr.thaiha để có được sự hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ lành nghề. Chúc bạn luôn tự tin và hạnh phúc với đôi bờ môi trẻ đẹp!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5