Tiêm filler cằm bị nhức và những lưu ý bạn cần chú ý

Tiêm filler cằm bị nhức và những lưu ý bạn cần chú ý
Rate this post

Tiêm filler cằm bị nhức có thể là phản ứng phụ thông thường. Nhưng đôi khi tình trạng đau nhức cũng là biến chứng thẩm mỹ nên cần được theo dõi sát sao. Và ngay sau đây sẽ là những lưu ý khi tiêm filler cằm để giúp bạn tránh bị sưng, đau nhức hoặc có thể cải thiện dấu hiệu nhức khi nó xuất hiện. Cùng tham khảo ngay.

Dấu hiệu tiêm filler cằm bị nhức

Nhắc đến filler là chúng ta lập tức nhớ đến phương pháp làm đẹp cho hiệu quả tức thì và độ an toàn cao. Một trong những lựa chọn giúp chị em níu giữ tuổi thanh xuân và tìm lại sự tự tin vào chính mình. Tiêm filler nói chung đang là dịch vụ thế mạnh của nhiều cơ sở y tế chuyên khoa.

Một trong những ứng dụng của filler chính là tiêm filler cằm. Phương pháp sử dụng chất làm đầy filler để làm trẻ hóa cằm và kiến tạo dáng cằm đẹp, hợp với nhân tướng học. Tiêm filler cằm không chỉ được cánh chị em phụ nữ yêu thích mà ngay cả cánh mày râu cũng dành sự quan tâm cho dịch vụ thẩm mỹ này. Và hiện nay, dịch vụ tiêm filler cằm đang không ngừng hot.

Một trong những vấn đề dễ gặp phải khi tiêm filler cằm chính là dấu hiệu nhức. Tiêm filler cằm bị đau nhức có thể xảy ra sớm hoặc muộn sau tiêm. Tùy theo thời điểm bị đau nhức và mức độ biểu hiện mà triệu chứng có thể là bình thường hoặc bất thường. Do đó, nếu như bạn nhận thấy vùng tiêm filler cằm bị đau nhức, hãy theo dõi một cách sát sao và chủ động thăm khám cùng bác sĩ để tìm ra nguyên nhân nhé.

Tiêm filler cằm bị nhức và những lưu ý bạn cần chú ý

Nguyên nhân tiêm filler cằm bị nhức là gì?

Tỷ lệ khách hàng tiêm filler cằm xong bị nhức đang rất cao. Khoảng 80% trường hợp khách hàng tiêm filler cho biết vùng cằm bị phù nề, đau nhức và xuất hiện bầm tím sau khi tiêm filler. Do đó, có thể thấy đây đều là những tác dụng phụ thường gặp khi tiêm chất làm đầy filler. 

Hầu hết mọi người sẽ theo dõi các dấu hiệu đau nhức tại nhà. Và trên thực tế là vùng cằm tiêm filler bị nhức ở mức độ nhẹ nhàng và sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Thường là khi filler ổn định hoàn toàn thì cằm sẽ không còn bị đau nhức. Đây cũng là lúc mà chúng ta có thể đánh giá được kết quả tiêm filler độn cằm.

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp tiêm filler cằm bị nhức nhiều, kéo dài dai dẳng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống. Nguyên nhân xuất phát từ những điều sau:

Da bị tổn thương nhiều khi tiêm filler

Tiêm filler cằm thường hạn chế tối đa tổn thương da. Tuy nhiên, trong vài trường hợp mô mềm bị tổn thương nghiêm trọng sau khi tiêm filler khiến cho khách hàng gặp dấu hiệu sưng, đau nhức và bầm tím kéo dài.

Nguyên nhân phải kể đến việc sử dụng kim tiêm có kích thước quá lớn, không được thiết kế để tiêm filler. Cùng với đó là kỹ thuật tiêm filler không chuẩn khiến cho mô mềm bị tổn thương sâu hơn và rộng hơn. Lúc này, tình trạng đau nhức sẽ dễ dàng xuất hiện và khiến cho bạn cảm thấy lo lắng, bất an.

Tiêm filler kém chất lượng

Filler kém chất lượng là nguồn cơn gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm, trong đó có tình trạng tiêm filler cằm bị nhức. Filler kém chất lượng có khả năng khiến cho da bị kích ứng mạnh mẽ, gia tăng các phản ứng viêm và đặc biệt là có thể gây nhiễm trùng sau tiêm. Chính vì thế, sẽ rất nguy hiểm nếu như bạn không biết mình được tiêm filler loại nào, đến từ thương hiệu nào và thành phần ra làm sao.

Tổn thương mạch máu ở cằm

Tiêm filler cằm bị nhức dữ dội, cằm bị sưng có thể là do các mạch máu đang bị tổn thương. Nguy hiểm nhất là tình trạng chèn mạch hoặc tắc mạch do filler gây ra khiến cho máu ngừng lưu thông. Lúc này, cằm sẽ bị phù nề nghiêm trọng. Nếu không thuyên tắc mạch sớm sẽ dẫn đến hoại tử mô mềm trên diện rộng do mô tế bào da không được cung cấp dinh dưỡng và bị chết đi nhanh chóng.

Tác dụng phụ của thuốc và các vấn đề về sức khỏe

Nếu bạn sử dụng thực phẩm chức năng hoặc các loại thuốc có thành phần gây rối loạn đông máu trước, trong và sau khi tiêm filler thì nguy cơ bị sưng, đau nhức sẽ cao hơn gấp nhiều lần. 

Bên cạnh đó, nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp thì khi tiêm filler dễ bị sưng đau hơn. Đặc biệt là người bị tiểu đường nếu trên da có tổn thương hở sẽ lâu lành và tăng nguy cơ sưng viêm, hoại tử.

Tiêm filler cằm bị nhức do uống rượu bia

Một trong những lý do tiêm filler cằm bị nhức và bầm tím kéo dài chính là do tác dụng tiêu cực của rượu bia gây ra. Thức uống có thể làm cho các mạch máu giãn nở nhanh chóng và làm tăng hồng cầu. Khi máu bị loãng sẽ là lúc gia tăng các phản ứng bất thường trên da, vùng tiêm filler sẽ bị đau nhức nhiều hơn và đặc biệt là filler rất khó định hình.

Tìm hiểu thêm: Vùng tiêm filler bị cứng phải làm sao?

Tiêm filler cằm bị nhức và những lưu ý bạn cần chú ý

Chăm sóc sau tiêm filler không khoa học

Nếu như bạn để cho vùng tiêm filler bị nhiễm trùng thì cằm sẽ ngay lập tức bị viêm và sưng, đau nhức vô cùng khó chịu. Nguyên nhân có thể là do bạn không chăm sóc da một cách khoa học khiến cho vi khuẩn tấn công vào tổn thương cằm và gây nhiễm khuaaru. Đôi khi nhiễm trùng cũng xuất phát từ một vài các thói quen xấu như nặn mụn, sờ nắn vùng tiêm filler bạn nhé…

Cần làm gì khi tiêm filler cằm bị đau nhức?

Khi nhận thấy dấu hiệu tiêm filler cằm bị nhức, trước hết bạn thật bình tĩnh. Có thể theo dõi trong 3 ngày đầu sau tiêm. Nếu như các dấu hiệu đau nhức có chiều hướng thuyên giảm thì đó chỉ là tác dụng phụ thông thường.

Để cải thiện, bạn nên dừng uống rượu bia, dừng uống các loại thuốc hay thực phẩm chức năng được bác sĩ yêu cầu. Và đơn giản nhất là chườm lạnh tại chỗ để giúp giảm nhanh các cơn đau nhức và cải thiện các vết bầm tím trên da.

Trong trường hợp bạn nhận thấy triệu chứng tiêm filler cằm bị nhức diễn biến phức tạp hơn, đau nhức gây ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc hàng ngày của bạn thì hãy thăm khám tại cơ sở y tế. Điều này sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây nhức là gì, xác định xem đó có phải là biến chứng thẩm mỹ hay không. Từ đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ có kế hoạch điều trị an toàn và hiệu quả nhất.

Lưu ý, trong thời gian thăm khám, bạn vẫn cần chăm sóc và phục hồi da một cách khoa học. Đảm bảo dùng thuốc theo đơn kê của bác sĩ để có thể cải thiện các triệu chứng khó chịu một cách tự nhiên nhất. Tuyệt đối không quay lại cơ sở Spa để yêu cầu hỗ trợ xử lý tình trạng đau nhức cằm sau khi tiêm filler nhé.

Lưu ý khi tiêm filler cằm giúp ngăn ngừa đau nhức

Dr.thaiha cũng xin chia sẻ đến bạn một vài những lưu ý khi tiêm filler để có thể giúp giảm thiểu tối đa tình trạng đau nhức xảy ra. Bao gồm:

Đối với khách hàng

Nên tìm hiểu kỹ về dịch vụ tiêm filler, địa chỉ y tế và bác sĩ tiêm filler có tay nghề cao. Không tự ý tiêm filler cằm tại nhà, không lựa chọn dịch vụ làm đẹp giá rẻ và không tiêm filler nếu chưa xác định được mục đích của bản thân.

Đối với cơ sở y tế

Cơ sở tiêm filler phải hoạt động chính quy, được cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ ít xâm lấn theo đúng quy định. Đảm bảo đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị y khoa, sản phẩm làm đẹp chất lượng, đội ngũ bác sĩ có tay nghề… Tránh những địa chỉ tiêm filler không có tinh minh bạch hoặc bị quảng cáo quá đà.

Đối với sản phẩm filler

Để tránh gặp tình trạng tiêm filler cằm bị nhức, bạn cần lựa chọn filler HA và có thiết kế phù hợp với vị trí tiêm. Không sử dụng quá 3cc filler cho một liệu trình. Đặc biệt là bạn cần kiểm tra sản phẩm filler trước khi tiêm để chắc chắn đó là dòng sản phẩm đạt chuẩn FDA, có thành phần lành tính, được phép lưu hành công khai và còn hạn sử dụng cũng như độ nguyên vẹn.

Đối với dụng cụ tiêm filler

Lưu ý khi tiêm filler cằm là chỉ sử dụng kim tiêm do hãng sản xuất và thường bán kèm với sản phẩm filler. Kim tiêm này có kích thước nhỏ sẽ giúp hạn chế tổn thương da. Thiết kế chống tràn hoạt chất giúp điều chỉnh lượng filler một cách chính xác nhất. Ngoài ra, không tái sử dụng kim tiêm filler hoặc dùng chung để tránh tiêm filler cằm bị nhức và lây nhiễm bệnh tật.

Tiêm filler cằm bị nhức và những lưu ý bạn cần chú ý

>>>>>Xem thêm: Tiêm filler da có bị chảy xệ không? Chuyên gia giải đáp

Đối với người tiêm filler

Yêu cầu quan trọng nhất là bạn phải lựa chọn được bác sĩ tiêm filler có tay nghề cao và có giấy phép hành nghề theo đúng quy định. Đừng ngại check thông tin về bác sĩ hoặc yêu cầu kiểm tra các giấy tờ liên quan trước khi tiêm filler cằm. Bởi bằng cách này bạn có thể biết được người tiêm filler cho mình là bác sĩ thật hay chỉ là bác sĩ dởm.

Chăm sóc sau tiêm filler

Chăm sóc sau tiêm filler theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa đưa ra. Bao gồm việc chăm sóc da khoa học, duy trì chế độ dinh dưỡng an toàn, chế độ tập luyện nhẹ nhàng sẽ giúp cho filler sớm ổn định và gia tăng hiệu quả thẩm mỹ. Ngoài ra, bạn cũng không quên uống thuốc kháng sinh, kháng viêm để đề phòng tác dụng phụ xảy ra nhé…

Với nhiều năm kinh nghiệm. Dr.thaiha nhận thấy rằng tạo hình cằm với filler là giải pháp chỉnh hình cằm Đơn Giản Nhất, Hiệu Quả Nhất Và Cũng Tự Nhiên Nhất… Phương pháp đang được rất nhiều chị em phụ nữ lựa chọn bởi sở hữu hàng loạt các ưu điểm nổi trội gồm:

  • Không cần gây mê
  • Không cần nghỉ dưỡng nhiều
  • Không cần kiêng cữ sau tiêm
  • Filler HA giúp tạo dáng cằm Vline ngay lập tức
  • Không sưng đau, không bầm tím sau làm

Nếu như bạn đang muốn tiêm filler và không muốn gặp tình trạng tiêm filler cằm bị nhức, sưng, bầm tím… hãy lựa chọn Dr.thaiha để yên tâm thực hiện nhé. Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5