Tiêm môi bị bầm: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Tiêm môi bị bầm: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả
Rate this post

Tiêm môi bị bầm là tác dụng phụ thường gặp khi tạo hình môi với filler. Tuy nhiên các vết bầm này sẽ tự biến mất mà không hề làm ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm mỹ. Trong trường hợp vết bầm trở nên nghiêm trọng hơn (chuyển sang màu tím đen, lan rộng và có kèm sưng đau) thì bạn nên thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có cách xử lý kịp thời để tránh biến chứng thẩm mỹ.

Dấu hiệu tiêm môi bị bầm

Dấu hiệu tiêm môi bị bầm xuất hiện khá phổ biến. Đây được xem là tác dụng phụ thường gặp khi làm trẻ hóa môi với chất làm đầy filler. Do đó, bạn không nên quá lo lắng khi thấy tiêm môi xong bị bầm tím bởi hầu hết các trường hợp đều không nguy hiểm.

Triệu chứng tiêm môi bị bầm thường sẽ xuất hiện sau khi filler được đưa vào môi khoảng 12-24h đồng hồ và hoặc khi thuốc tê hết tác dụng. Đây được biết đến là phản ứng sớm của môi. Vết bầm ở chính vị trí đâm kim và thường khá nhỏ. Theo thời gian, các vết bầm ở môi sẽ mờ dần tự động biến mất.

Tiêm môi về bị bầm cũng có thể kèm theo một số hiện tượng khác như phù nề môi, sưng môi, môi bị đơ cứng, môi bị châm chích… Do đó, bạn có thể theo dõi những triệu chứng này trong khoảng từ 3-5 ngày.

Tiêm môi bị bầm: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Tại sao tiêm môi bị bầm tím? Yếu tố tác động là gì?

Sở dĩ tiêm môi bị bầm tím là do quá trình bơm filler vào môi sẽ sử dụng kim tiêm để dẫn truyền chất làm đầy vào môi. Khi này, mô mềm ở môi và các mạch máu nhỏ sẽ bị tổn thương. Mạch máu nhỏ dưới da bị phá vỡ sẽ khiến cho môi bị bầm tím một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, cũng sẽ có những yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ bầm tím môi hoặc khiến cho tình trạng bầm tím ngày một nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến cuộc sống. Bao gồm:

Dụng cụ tiêm môi không đảm bảo

Với dụng cụ tiêm filler môi chuyên dụng thì sẽ hạn chế được tổn thương môi và tránh để lại các vết bầm tím. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng kim tiêm có kích thước lớn thì sẽ khiến cho môi bị tổn thương nhiều hơn. Lúc này, môi sẽ bị sưng đau và bầm tím nghiêm trọng hơn.

Kỹ thuật tiêm môi không chuẩn

Bao gồm việc tiêm môi không đúng vị trí, không đúng độ nông sâu, không đúng tốc độ đều có thể là nguyên nhân tiêm môi xong bị bầm tím. Vậy nên hiệu quả thẩm mỹ môi sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi trình độ tay nghề của bác sĩ chuyên khoa. Cần lựa chọn bác sĩ có chuyên môn tốt và có nhiều kinh nghiệm để tiêm môi một cách an toàn.

Tiêm quá nhiều filler vào môi

Sở dĩ tiêm môi bị bầm là do chúng ta tiêm quá nhiều chất làm đầy. Điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ chèn, tắc mạch máu ở môi. Ngay lập tức môi của bạn sẽ bị sưng, phù nề nghiêm trọng. Môi không chỉ bị bầm tím kéo dài mà còn bị đau nhức và tăng nguy cơ hoại tử mô mềm gây biến dạng môi hoàn toàn.

Tác dụng phụ của thuốc

Dấu hiệu tiêm môi bị bầm tím có thể nghiêm trọng hơn nếu như bạn đang sử dụng các loại thuốc và thực phẩm chức năng gây rối loạn đông máu. Ví dụ thuốc kháng tiểu cầu, thuốc giảm đau, thuốc Steroid hoặc thực phẩm chức năng có chứa vitamin C… Do đó, cần thông báo với bác sĩ về các loại thuốc bạn đang sử dụng để có kế hoạch tạm dừng hoặc thay đổi thuốc nhằm tránh môi bị bầm.

Uống rượu bia làm tăng nguy cơ tiêm môi bị bầm

Tại sao tiêm môi bị bầm tím thì đó chính là do bạn uống rượu bia khi thực hiện làm đẹp với filler. Bởi thức uống này cũng làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể, khiến cho máu bị loãng do tăng hồng cầu nhanh chóng. Ngoài ra, rượu bia cũng làm cho filler khó ổn định và môi không được định hình chuẩn làm ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm mỹ.

Môi bị nhiễm trùng sau khi tiêm tạo hình

Tiêm môi về bị bầm kèm theo dấu hiệu vết thương lâu lành, môi tiết dịch mủ là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng. Nhiễm trùng môi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Phổ biến nhất vẫn là việc không đảm bảo vệ sinh khi thực hiện tiêm filler và chăm sóc môi sau tiêm không khoa học. Điều này khiến cho tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus hay các loại tạp khuẩn tấn công tổn thương môi và gây nhiễm trùng lan tỏa.

Tìm hiểu thêm: Tiêm filler bị áp xe: Hình ảnh và cách xử lý hiệu quả

Tiêm môi bị bầm: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Mỗi người có cơ địa khác nhau, một số người có thể dễ bị bầm tím hơn sau khi tiêm môi do cấu trúc môi hoặc tính chất của da. Tuy nhiên, nếu như bạn nhận thấy môi của mình ngày một bầm tím nhiều hơn, kèm theo sưng đau khó chịu và đơ cứng môi kéo dài thì đó là sự bất thường. Hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ thăm khám và nhận tư vấn điều trị một cách an toàn nhất.

Cách khắc phục dấu hiệu tiêm môi bị bầm tím

Tùy theo nguyên nhân gây bầm tím môi mà chúng ta có thể áp dụng các giải pháp chăm sóc tại nhà hoặc điều trị y khoa để có sự cải thiện nhanh chóng. Gợi ý gồm:

Chăm sóc môi tại nhà sau khi tiêm trẻ hóa

Nếu bạn nhận thấy tiêm môi xong bị bầm tím và không kèm theo sưng đau bất thường thì hãy yên tâm bởi đây là tác dụng phụ không nguy hiểm. Thực hiện một số gợi ý sau của Dr.thaiha để giúp giảm nhanh tình trạng bầm tím môi mà không cần đến cơ sở y tế chuyên khoa bạn nhé.

  • Chườm lạnh cho môi bằng túi chườm chuyên dụng hoặc đá lạnh sẽ giúp giảm đau, giảm sưng, giảm bầm tím một cách nhanh chóng.
  • Có thể thực hiện massage vùng môi một cách nhẹ nhàng để giúp đánh tan các vết bầm tím và làm cho môi mềm mại tự nhiên hơn.
  • Không sử dụng rượu bia sau khi tiêm môi. Đặc biệt là tránh sử dụng các loại thực phẩm, thuốc có thể dẫn đến tình trạng kích ứng, dị ứng da.
  • Tạm ngừng việc tập luyện sau khi tiêm môi cũng sẽ giúp hạn chế gây ra bầm tím môi hoặc khiến cho filler bị tràn và môi bị biến dạng.

Theo dõi các vết bầm tím ở môi trong khoảng 3 ngày. Nếu có sự thuyên giảm và biến mất thì bạn sẽ không cần thăm khám nhé.

Điều trị y khoa khi tiêm môi bị bầm tím

Điều trị y khoa được thực hiện với các trường hợp tiêm môi về bị bầm ngày một nghiêm trọng và được chẩn đoán là biến chứng thẩm mỹ. Điều trị y tế được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín và dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa. Bao gồm:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thực hiện tiêm tan filler. Tùy từng tình trạng mà có thể tiêm tan một phần hoặc hoàn toàn filler.
  • Thực hiện nạo vét filler nếu như tiêm môi bị bầm liên quan đến biến chứng nhiễm trùng nặng, tắc mạch máu và cần xử lý cấp tốc để tránh di chứng lâu dài…
  • Người bệnh vẫn cần thực hiện các giải pháp chăm sóc sức khỏe một cách khoa học để giúp phục hồi môi một cách hiệu quả nhất.

Tiêm môi bị bầm: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Tiêm filler nổi cục cứng dưới da có sao không? Chuyên gia chia sẻ

Có nên tiêm môi hay không?

Tiêm môi dễ để lại các vết bầm tím. Tuy nhiên đây vẫn là phương pháp thẩm mỹ được ưu tiên số 1 hiện nay bởi quy trình thực hiện đơn giản, thời gian tiêm ngắn, hiệu quả tức thì và kết quả rất tự nhiên. Tiêm môi phù hợp với nhu cầu của nhiều khách hàng, nhất là những người bận rộn và những người muốn trẻ hóa môi nhưng lại sợ tác động dao kéo.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên quyết định tiêm môi khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Hãy thăm khám để đánh giá các khuyết điểm ở môi, các vấn đề sức khỏe liên quan để có được kế hoạch tiêm filler phù hợp cho riêng mình. Không tự ý tiêm môi, cũng không sử dụng dịch vụ filler giá rẻ hoặc đặt lòng tin vào các cơ sở thẩm mỹ không chuyên vì chính sự an toàn của bạn.

Mọi thông tin về phương pháp tiêm môi cũng như dấu hiệu tiêm môi bị bầm, bạn hãy liên hệ với phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà để có thêm sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành nhé.

———- ???️ ———-

PHÒNG KHÁM DA LIỄU THẨM MỸ BÁC SĨ VŨ THÁI HÀ

? Cơ sở: số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội

? Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5