Một trong những biến chứng muộn khi tiêm filler chính là da xuất hiện áp xe. Các biểu hiện tiêm filler bị áp xe bao gồm việc nhận thấy vùng tiêm xuất hiện khối sưng, nóng, đỏ, đau,… kèm các triệu chứng nhiễm trùng như sốt. Nếu không được phát hiện sớm, hình ảnh áp xe sẽ lớn hơn mỗi ngày, xuất hiện dịch mủ bên trong và đặc biệt là có nguy cơ hoại tử mô mềm rất cao.
Contents
Áp xe là gì?
Áp xe là tổn thương nằm sau trong da. Vị trí áp xe sẽ tập trung dịch mủ và được giới hạn trong các mô. Áp xe da thường là do nhiễm khuẩn gây ra và có diễn biến rất nhanh, có tính phức tạp cao.
Áp xe có thể xuất phát từ những tổn thương cực nhỏ trên da. Thường thì tác nhân gây bệnh chính được xác định là vi khuẩn Staphylococcus aureus. Các yếu tố liên quan đến sự phát triển của áp xe chính là hệ miễn dịch vụ nhiên bị suy giảm, tụ máu hoặc thiếu máu gây hoại tử mô và các chấn thương trên cơ thể.
Áp xe nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm. Bao gồm nhiễm trùng lan tỏa rộng, nhiễm trùng máu; Hoại tử mô diện tích rộng; Giảm chức năng của một số cơ quan quan trọng và gây suy nhược cơ thể nhanh chóng…
Tiêm filler bị áp xe là như thế nào?
Tiêm filler bị áp xe là một biến chứng thẩm mỹ hiếm gặp khi thực hiện làm đẹp với chất làm đầy filler. Áp xe xuất hiện ở vị trí tiêm filler có thể tồn tại dưới dạng là áp xe vô khuẩn. Các dấu hiệu nhận biết bao gồm:
- Vùng tiêm filler bị sưng, căng cứng một cách bất thường.
- Tổn thương áp xe ngày càng lớn và sẽ khiến da bị nổi u cục.
- Nền da bị đỏ và có dấu hiệu mỏng hơn, cảm giác nóng rát xuất hiện.
- Theo thời gian áp xe sẽ gia tăng về kích thước và gây biến dạng vùng tiêm filler.
- Sờ tay kiểm tra thấy các ổ áp xe mềm và bùng nhùng do bên trong chứa dịch mủ…
Tiêm filler bị áp xe sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu vô cùng. Đặc biệt là dù cho đã sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt hoặc kháng sinh nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Một số trường hợp tiêm filler bị áp xe chỉ thăm khám khi tổn thương đã quá lớn và bị vỡ làm tăng nguy cơ biến chứng.
Nguyên nhân tiêm filler nổi áp xe là gì?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, có nhiều nguyên nhân dẫn đến biến chứng tiêm filler bị áp xe. Và thường bệnh nhân sẽ không lường trước được các nguy cơ dẫn đến vấn đề sức khỏe này. Có trường hợp bị tái phát áp xe cho ở cùng một vị trí do xử lý filler không triệt để.
Theo kinh nghiệm của Dr.thaiha, nguyên nhân gây áp xe khi làm đẹp với chất làm đầy filler bao gồm:
- Sử dụng sản phẩm filler có chất lượng kém. Đáng chú ý nhất là các loại filler có thành phần khó tan hoặc không tan, những sản phẩm filler có chứa nhiều tạp chất.
- Tiêm filler không đúng kỹ thuật dễ khiến cho da bị tổn thương nặng và lâu lành hơn. Vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công và gây áp xe da.
- Tổn thương vỡ mạch máu do tiêm filler không đúng vị trí hoặc tiêm filler quá nhiều gây chèn, thiếu máu hoặc hoại tử mô.
- Chăm sóc da sau tiêm filler không khoa học, không chú ý đến việc giữ vệ sinh sạch sẽ cho da cũng khiến cho vùng tiêm filler bị áp xe…
Tất cả những áp xe xuất hiện ở vị trí tiêm filler đều được đánh giá là nguy hiểm. Bởi áp xe sẽ phát triển theo thời gian, kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng lan tỏa, hoại tử mô, biến dạng… Ngoài ra, nếu không xử lý khéo léo thì áp xe còn có thể bị tái phát nhanh chóng gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
Tìm hiểu thêm: Tiêm filler quá liều có sao không? Chuyên gia chia sẻ
Tiêm filler bị áp xe ở những vị trí nào?
Dr.thaiha đã từng tiếp nhận thăm khám và hỗ trợ điều trị cho rất nhiều bệnh nhân bị áp xe sau khi tiêm chất làm đầy filler. Và với kinh nghiệm của bản thân, Dr.thaiha nhận thấy mọi vị trí tiêm filler đều có thể bị áp xe. Trong đó, sẽ có một số những vùng tiêm filler có tính nhạy cảm hơn, dễ bị nổi áp xe hơn các vùng khác. Bao gồm những khu vực tiêm filler với diện tích rộng và cần sử dụng nhiều chất làm đầy.
Cụ thể như tiêm filler ở mông đùi dễ bị nổi áp xe nhất bởi lượng hoạt chất có thể phải dùng đến cả trăm cc filler. Bên cạnh đó, ở mặt bạn cũng có thể bị nổi áp xe ở các vùng tiêm thái dương, mặt má, cằm, môi do đây là vị trí tiêm nhiều filler hơn hẳn… Còn lại tiêm filler HA toàn mặt để làm căng bóng da hầu như không bị áp xe bạn nhé.
Theo dõi các dấu hiệu sưng, căng cứng da sau khi tiêm filler, nhất là khi có xuất hiện kèm đau. Thăm khám để biết đây có phải là hình ảnh cảnh báo tiêm filler bị áp xe hay không. Việc đánh giá không chỉ dựa theo dấu hiệu lâm sàng mà còn phải thực hiện siêu âm, cắt lớp vi tính, hoặc cộng hưởng từ để có chuẩn đoán chính xác nhất về tình trạng tiêm filler bị áp xe bạn nhé.
Xử lý tiêm filler bị áp xe như thế nào?
Với trường hợp áp xe nhỏ và chưa gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe thì sẽ thực hiện điều trị toàn thân với thuốc kết hợp với chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, điều tại chỗ thường sẽ không loại bỏ được nguy cơ tái phát áp xe bởi rất có thể chính filler là thứ khiến cho bạn bị nổi áp xe và chúng lại vẫn tồn tại trong cơ thể.
Với các trường hợp bị áp xe lớn, tổn thương da nặng và nhiễm khuẩn sâu thì sẽ điều trị toàn thân bằng thuốc kết hợp với việc thực hiện rút bỏ dịch mủ và filler ra khỏi vị trí tổn thương. Cách tối ưu chính là nạo vét để làm sạch ổ áp xe. Khi filler được làm sạch hoàn toàn thì nguy cơ tái phát áp xe ở vị trí tiêm filler sẽ không còn.
Với các trường hợp tiêm filler bị áp xe đã gây biến chứng thì sẽ cần nhập viện để theo dõi. Bao gồm các biến chứng gây tổn thương mạch máu, tổn thương mô mềm, tổn thương dây thần kinh. Thời gian điều trị và theo dõi có thể là một vài ngày nhưng đôi khi cũng sẽ kéo dài cả tuần. Nhất là khi áp xe gây nhiễm trùng máu thì sẽ rất nguy hiểm.
Phòng tránh tình trạng tiêm filler bị áp xe
Dr.thaiha một lần nữa nhấn mạnh rằng tình trạng tiêm filler bị áp xe da hiếm gặp nhưng đây là biến chứng thẩm mỹ đặc biệt nguy hiểm. Chính vì thế, chúng ta cần có một kế hoạch làm đẹp an toàn để có thể tránh gặp các ổ áp xe sau khi tiêm filler.
>>>>>Xem thêm: Nên tiêm filler Hàn hay Châu Âu?
Lựa chọn an toàn chính là thực hiện thủ thuật tiêm filler tại các cơ sở y tế uy tín, các bệnh viện được cấp phép hoạt động. Sử dụng những sản phẩm filler được cấp phép bởi BYT và có thành phần lành tính với cơ thể và nên cân đối liều lượng filler phù hợp với từng điểm tiêm.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần có sự đồng hành của đội ngũ bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ có tay nghề cao để có được kế hoạch làm đẹp an toàn. Chỉ để bác sĩ có kinh nghiệm tư vấn và hoàn thành thủ thuật tiêm filler, tuyệt đối không để cho những người mạo danh bác sĩ, bác sĩ tay ngang tiêm filler để tránh biến chứng nguy hiểm.
Tại Dr.thaiha, bạn sẽ được bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ những vấn đề sau:
- Tất cả các biến chứng tiêm filler bị áp xe đều sẽ được Dr.thaiha hỗ trợ thăm khám và điều trị một cách tận tình với kết quả cao nhất.
- Loại bỏ nhanh các dấu hiệu sưng đau bất thường bằng điều trị tại chỗ. Kiểm soát tốt tác dụng phụ nguy hiểm của filler bằng các giải pháp y tế đạt chuẩn.
- Hỗ trợ loại bỏ filler trong trường hợp khẩn cấp với các biện pháp tiêm tan filler hoặc dẫn lưu, nạo vét chất làm đầy ra khỏi cơ thể.
[IB] ngay cho chúng tôi nếu bạn cần được tư vấn nhé!!!
❤️ ???????? ℎ????://???.????????.???/?????ℎ????/
❤️ ???????: 0967571166 ℎ??̣̆? 0968571166