Tiêm môi bị vón cục: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Tiêm môi bị vón cục: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả
Rate this post

Dấu hiệu tiêm môi bị vón cục thường liên quan đến kỹ thuật bơm filler và chất lượng sản phẩm thẩm mỹ. Tình trạng vón cục có thể làm tạm thời nhưng đôi khi lại khó tự cải thiện. Do đó, nếu bạn nhận thấy môi bị nổi cục cứng sau khi tiêm filler thì hãy thăm khám để biết nguyên nhân tại sao tiêm môi bị vón cục nhằm tránh những mối nguy hiểm xảy ra.

Tiêm môi bị vón cục là như thế nào?

Tiêm môi có thể gây ra tác dụng phụ bao gồm sưng, phù nề, căng cứng môi, châm chích và bầm tím da. Và có một hiện tượng hiếm gặp hơn chính là tình trạng tiêm môi bị vón cục.

Hiểu đơn giản tiêm môi vón cục là tình trạng chất làm đầy filler tập trung ở một vị trí thay vì lan tỏa đồng đều trên môi. Filler vón cục khiến cho môi có u cục với kích thước lớn nhỏ khác nhau và có cảm giác căng cứng. Đây là tác dụng phụ hiếm gặp và được đánh giá là nguy hiểm, có thể ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả tiêm môi.

Tuy nhiên, tình trạng tiêm môi vón cục không phổ biến bạn nhé. Theo khảo sát thì chỉ có khoảng hơn 10% các trường hợp khách hàng gặp dấu hiệu này. Đa phần đều sẽ được phát hiện sớm nên việc xử lý sẽ không gặp nhiều khó khăn.

Tiêm môi bị vón cục: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Các dấu hiệu nhận biết tiêm môi vón cục

Dấu hiệu tiêm môi bị vón cục filler được phát hiện một cách dễ dàng thông qua việc quan sát và sờ nắn môi sau khi tiêm trẻ hóa. Những vấn đề mà bạn sẽ gặp phải gồm:

  • Môi không đồng đều: Nếu tiêm môi bị vón cục, bạn sẽ nhận thấy môi bị sưng, phù nề và căng cứng dẫn đến việc bề mặt môi không đồng đều, môi có u cục lổn nhổn.
  • Cảm giác căng cứng và đau: Bạn sẽ cảm thấy không thoải mái bởi vùng filler vón cục sẽ cứng đơ và có hiện tượng đau nhức nhiều hơn.
  • Môi bị lệch: Filler vón cục tại một điểm sẽ làm cho môi của bạn mất đi sự cân đối. Môi trên và môi dưới, môi trái và môi phải có thể bị lệch ở nhiều mức độ khác nhau.
  • Filler bị di chuyển: Filler vón cục cũng có thể kèm theo việc di chuyển bất thường. Cảm nhận rõ ràng khi chúng ta chạm tay vào môi sẽ thấy các u cục chuyển động.

Khi bạn nghi ngờ filler bị vón cục ở môi, hãy lập tức liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ tìm ra nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. Bởi có những trường hợp mới tiêm môi bị vón cục nhưng cũng có những trường hợp filler bị vón cục một cách bất thường đấy nhé.

Nguyên nhân tiêm môi bị vón cục là gì?

Theo Dr.thaiha, có nhiều nguyên nhân khiến cho tiêm môi bị vón cục. Có những trường hợp đồng thời do nhiều nguyên nhân gây ra nên việc kiểm soát sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Các nguyên nhân phổ biến gồm:

  • Sử dụng sản phẩm kém chất lượng: Sản phẩm tiêm môi kém chất lượng làm tăng nguy cơ vón cục ở môi. Trong đó, đáng chú ý là các loại filler bán trôi nổi trên thị trường, filler chứa nhiều tạp chất, filler hết hạn sử dụng hoặc chứa các thành phần cấm như silicon lỏng…
  • Kỹ thuật tiêm không đúng: Kỹ thuật tiêm môi không đúng cũng có thể dẫn đến vón cục ngay sau khi tiêm. Đáng lưu ý nhất là tiêm môi quá nông và với áp lực tiêm quá mạnh làm cho filler chỉ tập trung ở một điểm thay vì được phân tán đồng đều.
  • Phản ứng dị ứng: Một số người có thể phản ứng với các thành phần trong sản phẩm filler ngay sau khi tiêm dẫn đến các dấu hiệu phù nề và căng cứng môi. Tuy nhiên, trường hợp này thường hiếm gặp, chỉ xảy ra ở những cơ địa quá nhạy cảm.
  • Nhiễm trùng môi: Nếu quá trình tiêm không được thực hiện trong điều kiện vệ sinh, có thể dẫn đến nhiễm trùng và sưng tấy. Môi sẽ bị căng cứng do xuất hiện áp xe và dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng tiêm môi bị vón cục.
  • Tiêm filler quá tay: Việc bơm một lượng lớn filler vào môi cũng sẽ gia tăng biến chứng thẩm mỹ. Trong đó có các dấu hiệu tiêm môi vón cục, tiêm môi bị sưng do chèn tắc mạch dẫn đến biến dạng và hoại tử mô mềm nhanh chóng…

Tìm hiểu thêm: Tiêm môi mấy ngày thì hết sưng? Mấy ngày thì vào form?

Tiêm môi bị vón cục: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Cần làm gì khi mới tiêm môi bị vón cục

Khi nhận thấy các dấu hiệu tiêm môi bị vón cục, bạn cần chủ động thăm khám. Bác sĩ sẽ giúp bạn đánh giá mức độ, xác định nguyên nhân và tìm ra cách điều trị hiệu quả. Trong đó có việc áp dụng các giải pháp y tế để kiểm soát biến chứng thẩm mỹ.

  • Trường hợp tiêm môi vón cục không kèm sưng đau và khó quan sát sẽ thực hiện chườm lạnh tại chỗ và massage để làm tan các u cục một cách nhanh chóng.
  • Trường hợp tiêm môi bị vón cục có sưng đau, u cục nổi lên trên về mặt và và dễ quan sát bằng mắt sẽ được hướng dẫn chăm sóc tại nhà, điều trị kháng sinh và tiêm steroid vào chính u cục. Cũng có thể tiêm chất làm tan filler vào u cục để cải thiện tình trạng này.
  • Trường hợp môi tiêm filler bị vón cục kèm biến chứng nặng thì sẽ cần xử lý cấp tốc bằng tiêm tan hoặc nạo vét để rút toàn bộ filler ra khỏi môi nhằm ngăn chặn nhiễm trùng nặng hơn và tránh môi bị hoại tử.

Việc xử lý tình trạng tiêm môi bị vón cục có biến chứng cần được thực hiện một cách khẩn trương. Đặc biệt là bệnh nhân phải tiến hành điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ tại cơ sở y tế chuyên khoa, không tự ý dùng thuốc hoặc tiêm tan filler tại nhà để tránh môi bị vón cục nặng hơn và gây dị chứng lâu dài.

Hướng dẫn tiêm môi an toàn để tránh gây vón cục

Nếu như bạn sợ gặp tình trạng tiêm môi bị vón cục hay các biến chứng thẩm mỹ khác thì cần có kế hoạch tiêm filler an toàn. Hướng dẫn tiêm môi như sau:

  • Lựa chọn bác sĩ có tay nghề cao: Bác sĩ có kinh nghiệm sẽ giúp bạn tiêm môi một cách an toàn thông qua việc tư vấn liệu trình, tư vấn sản phẩm phù hợp và hoàn thành thủ thuật tiêm một cách chuẩn xác.
  • Lựa chọn sản phẩm: Với sản phẩm filler HA thì việc vón cục sẽ rất hiếm gặp. Bạn nên lựa chọn sản phẩm có thế kế mềm mại để tiêm cho khu vực môi. Tránh tiêm filler có thiết kế quá cứng và đặc biệt là filler có thành phần không thể tự phân hủy.
  • Tiêm chậm: Khi bơm filler vào môi, bạn nên duy trì áp lực nhẹ đến trung bình. Việc tiêm quá nhanh sẽ khiến cho filler bị tập trung tại một điểm và gây vón cục ở môi. Do đó, nên tiêm filler chậm và với dụng cụ kim tiêm có thiết kế chống trào.
  • Đảm bảo vô trùng: Không tiêm môi với bộ dụng cụ không đảm bảo vệ sinh, không tiêm khi môi đang bị nhiễm trùng, không tiêm môi khi chưa làm sạch môi để tránh tình trạng vón cục filler.
  • Không tiêm môi quá nông: Khi filler được tiêm quá nông sẽ gia khiến môi xuất hiện các u cục và chính là do filler bị vón cục. Do đó, cần đưa filler vào độ sâu thích hợp để tối ưu hiệu quả bạn nhé…

Tiêm môi bị vón cục: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Tiêm filler bị bầm là bị làm sao? Cách làm tan vết bầm khi tiêm filler

Nếu bác sĩ Hà của chúng tớ tiêm filler môi đẹp số 2 thì sẽ không ai là người số 1. Phải nói là “đỉnh của đỉnh”. 10 ca tới tiêm filler thì cứ phải 5-6 ca giới thiệu thêm bạn bè, người thân tới làm cùng đấy nhé!!!

  • Giải pháp chỉnh hình môi đơn giản và mang lại hiệu quả cao nhất.
  • Tạo hình môi nhẹ nhàng, đẹp tự nhiên như chưa chỉnh sửa.
  • Không đau nhức, không sưng tấy và không mất thời gian nghỉ dưỡng.
  • Làm căng môi tự nhiên, giúp môi hồng hào, trẻ khỏe hơn.
  • Loại bỏ các nếp nhăn trên môi, trẻ hóa toàn diện…

Chỉ với khoảng 10 phút tiêm filler môi của bạn sẽ có sự thay đổi hoàn toàn. Kỹ thuật tiêm được thực hiện bởi bác sĩ Vũ Thái Hà (chuyên gia đào tạo filler số 1 Việt Nam). Cam kết sử dụng filler chất lượng nên không để xảy ra tình trạng tiêm môi bị vón cục.

Dr.thaiha sẽ giúp bạn   Đẹp Hơn –   Tự Tin Hơn –   Sang Chảnh Hơn sau tiêm tạo hình môi.Liên hệ đặt hẹn thăm khám và tiêm filler với giá ưu đãi trong bài viết này bạn nhé!

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5