Tiêm filler bị sưng uống thuốc gì? Lời khuyên từ chuyên gia

Tiêm filler bị sưng uống thuốc gì? Lời khuyên từ chuyên gia
Rate this post

Tiêm filler bị sưng có thể là tác dụng phụ nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo biến chứng thẩm mỹ. Câu hỏi đặt ra là khi tiêm filler bị sưng uống thuốc gì để cải thiện? Nếu không muốn uống thuốc thì phải làm như thế nào để giảm sưng nhanh chóng nhất. Hãy cùng với các chuyên gia tại Dr.thaiha đi tìm hiểu kỹ hơn về hiện tượng sưng tấy sau khi tiêm filler và có giải pháp chăm sóc, phục hồi da toàn diện nhất nhé.

Tiêm filler bị sưng như thế nào?

Trước khi bật mí tiêm filler bị sưng uống thuốc gì, Dr.thaiha sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng sưng tấy khi tiêm filler.

Theo đó, tiêm filler bị sưng là hết sức bình thường. Bởi đây là một trong những tác dụng phụ thường gặp khi làm đẹp với chất làm đầy filler và dụng cụ kim tiêm. Vùng da được tiêm filler có thể bị sưng tấy sau một vài giờ đồng hồ chúng ta bơm filler, thường là khi thuốc tê hết tác dụng giảm đau.

Các dấu hiệu kèm theo tình trạng sưng sau tiêm filler gồm:

  • Da có hiện tượng phù nề, mức độ nhẹ nhàng, không gây ra biến dạng mặt.
  • Khách hàng có cảm giác đau tại chỗ, mức độ khá nhẹ nhàng.
  • Điểm tiêm filler xuất hiện tình trạng bầm tím.
  • Bề mặt da có thể bị ửng đỏ, nổi mẩn hoặc có chút ngứa…

Tiêm filler bị sưng uống thuốc gì? Lời khuyên từ chuyên gia

Tác dụng phụ khi tiêm filler xảy ra sớm và sẽ tự động thuyên giảm. Thời gian diễn biến thường chỉ khoảng vài ngày và tối đa là sau khi tiêm filler 7 ngày da sẽ hoàn toàn không sưng. Chính vì thế, nếu bạn nhận thấy tiêm filler bị sưng thì cũng đừng quá lo lắng tiêm filler bị sưng uống thuốc gì. Có thể theo dõi thêm các triệu chứng bất thường và giữ liên hệ với bác sĩ để có giải pháp hỗ trợ kịp thời.

Tiêm filler bị sưng uống thuốc gì để cải thiện?

Tuy tiêm filler bị sưng là hết sức bình thường nhưng vẫn khiến cho không ít người lo lắng. Nhất là khi có những khách hàng nhận thấy dấu hiệu sưng đau không thuyên giảm theo thời gian. Thay vào đó là da ngày một sưng nhiều, sưng kéo dài. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Do đó, câu hỏi tiêm filler bị sưng uống thuốc gì đang được bàn tán một cách xôn xao. Và để giúp mọi người có thể cải thiện hiện tượng sưng, phù nề của da sau khi tiêm filler, bác sĩ chuyên khoa xin tư vấn một số loại thuốc có tác dụng hỗ trợ giảm sưng được sử dụng phổ biến sau đây:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Các loại thuốc như ibuprofen hoặc aspirin có thể giúp giảm viêm và sưng. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ bầm tím da. Do đó, cần tránh sử dụng nếu như trên da của bạn có các vết bầm để tránh tình trạng tồi tệ hơn.
  • Thuốc kháng histamine: Nếu sưng do phản ứng dị ứng nhẹ, bạn có thể dùng thuốc kháng histamine theo đơn kê của bác sĩ để cải thiện nhanh chóng các dấu hiệu sưng tấy da. Thuốc vẫn cần dùng theo đơn kê của bác sĩ.
  • Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau được kê đơn cho những trường hợp tiêm filler bị sưng nhiều kèm đau nhức gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, thuốc giảm đau có thể gây tác dụng phụ nên chỉ nên uống khi thật sự cần thiết…

Trong trường hợp tiêm filler gặp biến chứng thẩm mỹ, bác sĩ có thể kết hợp thuốc uống, thuốc bôi ngoài ra và cả thuốc tiêm để cải thiện các dấu hiệu bất thường. Tuỳ theo từng trường hợp bệnh nhân/ khách hàng mà sẽ đưa ra quyết định tiêm filler bị sưng uống thuốc gì cho phù hợp nhất. Khi bắt buộc phải dùng thuốc, bạn sẽ cần tuân thủ yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa đưa ra để không gặp phải tác dụng phụ về sau, tránh bị kháng thuốc.

Phòng tránh hiện tượng tiêm filler bị sưng đau

Như vậy là bạn đã phần nào biết được tiêm filler bị sưng uống thuốc gì. Trên thực tế thì quy trình tiêm filler ít gây xâm lấn da và cũng rất nhanh chóng, nhẹ nhàng. Biến chứng tiêm filler là hiếm gặp chính vì thế bạn không cần quá lo lắng về việc tiêm filler bị sưng đau, bầm tím hay việc phải dùng thuốc gì sau khi tiêm filler.

Tìm hiểu thêm: Tiêm môi trái tim là gì? Tiêm môi trái tim bao nhiêu tiền?

Tiêm filler bị sưng uống thuốc gì? Lời khuyên từ chuyên gia

Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh hiện tượng tiêm filler bị sưng đau bằng việc thực hiện tốt những điều được Dr.thaiha gợi ý sau.

Xây dựng kế hoạch tiêm filler chuẩn y khoa

Filler là phương pháp thẩm mỹ được đánh giá cao về hiệu quả và độ an toàn. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng filler để làm đẹp. Và không phải vị trí nào cũng có thể bơm filler vào. Nếu sử dụng filler một cách tuỳ tiện thì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, trong đó có tình trạng sưng da.

Do vậy, để tránh da bị sưng sau khi tiêm filler bạn cần xây dựng một kế hoạch tiêm filler an toàn cho chính mình. Các vấn đề cần được quan tâm gồm:

  • Xác định tình trạng da và tìm hiểu kỹ về phương pháp thẩm mỹ.
  • Lựa chọn dịch vụ thẩm mỹ chất lượng tại các cơ sở làm đẹp uy tín.
  • Lựa chọn sản phẩm filler có nguồn gốc rõ ràng, có khả năng tự phân huỷ.
  • Lựa chọn bác sĩ tiêm filler có bằng cấp và có nhiều kinh nghiệm.

Chuẩn bị thật tốt cho da trước khi tiêm filler

Để không phải lo lắng tiêm filler bị sưng uống thuốc gì, bạn cũng cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho da. Bước làm sạch, sát khuẩn sẽ là quan trọng nhất bởi điều này sẽ giúp ngăn chặn biến chứng thẩm mỹ nội khoa.

Trước khi tiêm filler, bạn cũng cần tránh sử dụng các loại thuốc uống, tiêm có khả năng gây rối loạn đông máu. Tránh uống rượu bia và đồ uống kích thích bởi nó chính là nguyên nhân khiến cho da của bạn bị sưng đau, bầm tím nhiều hơn. Thời gian hạn chế sẽ là trước khi tiêm filler ít nhất 3 ngày và sau khi filler ổn định hoàn toàn.

Chú ý, nếu da có nhiễm trùng tại đúng vùng tiêm filler thì phương pháp sẽ không được thực hiện ngay. Các bác sĩ sẽ yêu cầu khách hàng điều trị tốt các vấn đề về da sau đó mới tiến hành tiêm filler để tránh biến chứng thẩm mỹ nguy hiểm.

Tiêm filler bị sưng uống thuốc gì? Lời khuyên từ chuyên gia

>>>>>Xem thêm: Khoá học tiêm filler botox thời gian bao lâu?

Chăm sóc khoa học sau khi tiêm filler

Nếu bạn lo lắng tiêm filler bị sưng uống thuốc gì hoặc không muốn lạm dụng kháng sinh để cải thiện các tác dụng phụ của filler thì hãy tuân thủ yêu cầu chăm sóc da được bác sĩ gợi ý sau đây:

  • Tránh chạm, xoa bóp hoặc ấn vào khu vực đã được tiêm filler trong ít nhất 6 giờ sau khi tiêm.
  • Tránh việc trang điểm hoặc áp dụng các sản phẩm mỹ phẩm lên khu vực tiêm trong vòng 24 giờ đầu tiên.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc các nguồn nhiệt lớn như xông hơi, tắm hơi, ít nhất là trong 48 giờ đầu tiên.
  • Sử dụng túi đá để chườm nhẹ nhàng khu vực tiêm trong 24 giờ đầu tiên. Không chườm đá trực tiếp lên da, nên bọc túi đá trong một lớp vải mỏng.
  • Tránh sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa retinoids hoặc các chất tẩy mạnh trong ít nhất một tuần sau khi tiêm.
  • Tránh các phương pháp điều trị da khác như lột da hóa học, laser hoặc mài da ít nhất là trong một tháng sau khi tiêm filler…

Trong trường hợp bạn đã được tư vấn tiêm filler bị sưng uống thuốc gì hay tiêm filler bị sưng uống thuốc gì, bạn đã uống thuốc theo đơn kê và đã thực hiện các giải pháp chăm sóc tại nhà nhưng da vẫn bị sưng thì hãy cẩn trọng. Lập tức di chuyển đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ có chuyên môn đưa ra tư vấn hỗ trợ điều trị an toàn nhất. Tuyệt đối không tự ý tìm hiểu về các loại thuốc Đông Tây y, không tự ý tăng liều thuốc hoặc thay đổi đơn thuốc để tránh ảnh hưởng bất lợi cho cơ thể.

Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5