Môi dày có tiêm filler được không?

Môi dày có tiêm filler được không?
Rate this post

Môi dày có tiêm filler được không là thắc mắc của không ít chị em. Bởi phương pháp làm đẹp này đang ngày một thịnh hành và được yêu thích cho có nhiều ưu điểm. Nếu chị em đang sở hữu dáng môi đầy đặn một chút hãy tham khảo bài viết sau để xem mình có phù hợp với tiêm filler không nhé!

Môi dày là dáng môi như thế nào, tốt hay xấu?

Trước khi tìm hiểu môi dày có tiêm filler được không trước hết bạn cần hiểu rõ thế nào là dáng môi dày. Theo chia sẻ của chuyên gia thẩm mỹ, môi dày được hiểu là dáng môi có phần bờ môi đầy đặn và có kích thước bằng ngón tay trỏ của người đó. Đường viên môi mở rộng và nhìn thấy rất rõ nét. Môi dày thường là do yếu tố bẩm sinh. Ngoài ra cũng có những trường hợp phẫu thuật thẩm mỹ để sở hữu dáng môi dày.

Trong phong thủy nam và nữ giới sở hữu dáng môi dày mang những ý nghĩa khác nhau. Cụ thể như:

Nam giới có đôi môi dày

Tùy thuộc vào độ rộng và tỷ lệ khuôn miệng trên, dưới nam giới sở hữu môi dày sẽ mang ý nghĩa tốt xấu khác nhau.

  • Nếu hai môi đều nhau và khuôn miệng rộng: Đây được cho là quý tướng, là người có tính cách hào sảng, có năng khiếu kinh doanh và giao thiệp tốt, đường công danh rộng mở.
  • Nếu độ dày ở hai môi đều quá cỡ: Tức là môi dưới và môi trên đều to. Đây là người sống nội tâm, giàu tình cảm nhưng không biết cách thể hiện ra ngoài. Nhân duyên hơi kém may mắn, thường gặp khó khăn về tiền bạc.
  • Môi dày và thâm hoặc trắng bợt: Thường là người có vận mệnh không tốt, có tính đố kỵ, hay để bụng, hơi “kẹt xỉ”. Tình duyên khá lận đận do có tính gia trưởng và không khéo ăn nói.

Môi dày có tiêm filler được không?

Nữ giới sở hữu môi dày

Để biết được nữ giới sở hữu môi dày có tốt không thì bạn cũng sẽ cần xem xét nhiều yếu tố khác nhau như:

  • Môi trên và dưới đều đầy đặn và đều nhau: Là người có tướng phú quý, giỏi giang, có bản lĩnh, tính cách quyết đoán. Đường tình duyên hoàn hảo, hạnh phúc, có cuộc sống viên mãn, không phải lo lắng về chuyện tiền bạc.
  • Hai môi dày quá cỡ: Đây là dáng môi xấu, tính cách khá so đo nên gặp nhiều cản trở trong đường công danh, khó thăng tiến. Các mối quan hệ trong xã hội cũng không được tốt, tình duyên và tiền tài không có gì nổi bật.
  • Môi trên dày hơn môi dưới: Là tuýp người nội tâm, thường có năng khiếu về mặt nghệ thuật, đầu óc sáng tạo. Cuộc sống ít thăng trầm từ sau năm 30 tuổi, con cái ngoan ngoãn, gia đình bình yên.
  • Môi dưới dày hơn môi trên: Đây cũng là một dáng môi khá tốt, thường được mọi người xung quanh quý mến. Họ là người có tài năng, sự nghiệp khá suôn sẻ. Những người này thường kết hốt khá muộn dù cuộc sống dư giả.

Tiêm filler môi là như thế nào?

Môi dày có tiêm filler được không là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Để được giải đáp chính xác trước hết bạn cần hiểu rõ về phương pháp tiêm filler môi là như thế nào?

Theo đó, tiêm filler môi là một phương pháp thẩm mỹ nội khoa mà bác sĩ sẽ sử dụng các kim tiêm chuyên dụng để đưa filler vào dưới môi của bạn. Mục đích là đề làm đầy môi, tạo hình các dáng môi như môi trái tiêm, môi cười, môi thuyền đắm,… Ngoài ra, tiêm filler môi còn giúp cho đôi môi được mềm mại, căng bóng, mịn màng tươi trẻ hơn.

Thành phần chính của filler chính là acid hyaluronic, hợp chất này có thể tự tan sau khoảng 9 – 12 tháng tiêm vào cơ thể. Loại filler này được đánh giá là an toàn và đã được FDA chấp thuận sử dụng để tiêm vào các vị trí trên gương mặt như môi, má, thái dương, cằm, mũi. 

Tiêm filler môi được nhiều người (cả nam và nữ) yêu thích vì phương pháp làm đẹp này không gây đau đớn, cho hiệu quả nhanh. Thời gian thực hiện chỉ từ 15 – 20 phút và môi nhanh chóng đẹp sau khi tiêm xong.

Môi dày có tiêm filler được không?

Theo các chuyên gia thẩm mỹ chia sẻ môi dày có thể tiêm filler được không, có nên thực hiện không sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp. Cụ thể:

Những trường hợp môi dày nên tiêm filler

Tiêm filler là để làm đầy môi, giúp cho đôi môi căng mọng, mịn màng hơn. Vì thế mà nhiều người không biết môi dày có tiêm filler được không, có nên thực hiện không? Theo các chuyên gia thẩm mỹ tại Dr.thaiha, những trường hợp đôi môi dày nhưng có các khuyết điểm thì bạn vẫn có thể tiêm filler để cải thiện.

  • Môi dày nhưng hai môi trên dưới không đồng đều gây mất thẩm mỹ và không được đánh giá cao về mặt phong thủy. Lúc này, bạn có thể tiêm filler vào phần môi mỏng hơn để hai bên đều nhau, đẹp mắt hơn
  • Môi không quá dày, môi nhợt nhạt hoặc đường viền bờ môi không rõ. Trường hợp này có thể tiêm filler với liều lượng vừa phải để điều chỉnh cho đôi môi căng mọng, hồng hào và quyến rũ hơn.

Tìm hiểu thêm: Tiêm filler mũi có an toàn không? Tiêm ở đâu uy tín?

Môi dày có tiêm filler được không?

Những trường hợp không nên tiêm filler môi

Như vậy, bạn đã được giải đáp câu hỏi môi dày có tiêm filler được không. Nhưng, sẽ có những trường hợp các bác sĩ chỉ định không nên tiêm filler như: 

  • Phụ nữ đang mang thai, đang trong thời kỳ cho con bú không nên tiêm filler.
  • Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong filler.
  • Người bị đường huyết cao, mắc các bệnh về tim mạch hoặc bị huyết áp cao.
  • Những ai đang bị viêm, nhiễm trùng da tại vị trí muốn tiêm filler.

Ngoài ra, các chuyên gia thẩm mỹ cũng khuyến cáo, nếu bạn đang sở hữu một đôi môi quá dày thì không nên tiêm filler. Bởi bản chất của tiêm filler là làm đầy môi, nếu như môi đã dày việc tiêm thêm filler sẽ khiến cho đôi môi mất cân đối, môi quá dày trông rất mất thẩm mỹ. 

Trong trường hợp này bạn có thể tham khảo phương pháp thẩm mỹ khác để sở hữu đôi môi hài hòa, cân đối hơn. Chẳng hạn như việc phẫu thuật cắt môi. Các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ đi phần mô thừa trên môi. Sau đó sẽ tạo hình môi trên và môi dưới sao cho cân đối nhất. Tuy nhiên, khi thực hiện ban cần phải lựa chọn cơ sở chuyên khoa uy tín, có bác sĩ giỏi, cơ sở vật chất khang trang, hiện đại để đảm bảo an toàn.

Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến tiêm filler môi

Ngoài thắc mắc môi dày có tiêm filler được không thì còn có rất nhiều câu hỏi khác liên quan đến vấn đề này. Dưới đây là tổng hợp một vài câu hỏi cũng như giải đáp của các bác sĩ chuyên khoa giúp bạn hiểu rõ hơn về tiêm filler môi.

Quy trình tiêm filler môi như thế nào?

Quy trình tiêm filler tại phòng khám Dr.thaiha sẽ diễn ra theo các bước như sau:

  • Bước 1: Bác sĩ thăm khám, tư vấn cho khách hàng về kỹ thuật tiêm filler sẽ được sử dụng.
  • Bước 2: Tiến hành tẩy trang, làm sạch vị trí sẽ tiêm, sau đó gây tê để giảm đau và khó chịu trong quá trình tiêm filler.
  • Bước 3: Sau khi thuốc tê đã phát huy tác dụng bác sĩ sẽ sát khuẩn lại vị trí sẽ tiêm.
  • Bước 4: Bác sĩ tiến hành tiêm filler với liều lượng đã xác định trước đó. Đồng thời sẽ tiến hành nắn chỉnh tạo hình môi sao cho cân đối nhất.
  • Bước 5: Kết thúc quá trình, bác sĩ có thể chỉ định chườm đá để giảm sưng, bầm tím nếu có. Đồng thời hướng dẫn khách hàng chăm sóc phục hồi sau tiêm.

Tiêm filler môi có nguy hiểm không?

Đây cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm bên cạnh thắc mắc môi dày có tiêm filler được không? Theo đánh giá của các chuyên gia thẩm mỹ, khi bạn thực hiện tại địa chỉ uy tín, bác sĩ giàu kinh nghiệm, filler chất lượng thì sẽ đảm bảo được an toàn, rất ít biến chứng.

Một số tác dụng phụ có thể gặp là bị sưng hoặc bầm tím nhẹ, hết thuốc tê có thể cảm thấy hơi đau, khó chịu. Tuy nhiên tình trạng này thường sẽ giảm nhanh sau khoảng 2 – 3 ngày. 

Hầu hết những trường hợp gặp biến chứng sưng tím kéo dài, viêm, nhiễm trùng, hoại tử, nổi u cục sau tiêm là do bạn thực hiện tại địa chỉ không được cấp phép. Bác sĩ tiêm filler còn non tay nghề, sử dụng filler không rõ nguồn gốc hoặc không đảm bảo vô khuẩn. Do đó, muốn hạn chế nguy cơ biến chứng bạn cần phải chọn địa chỉ uy tín, được cấp phép để thực hiện. 

Môi dày có tiêm filler được không?

>>>>>Xem thêm: Tiêm má baby bao nhiêu cc là đủ? Chuyên gia chia sẻ

Sau khi tiêm filler môi cần lưu ý điều gì?

Sau khi tiêm filler môi, muốn nhanh chóng phục hồi tổn thương bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Không sử dụng bất kỳ sản phẩm nào lên môi trong vòng ít nhất 24 giờ đầu sau tiêm filler.
  • Không chạm tay vào môi, hạn chế việc mím môi kể cả việc bạn dùng ống hút để uống nước.
  • Vệ sinh nhẹ nhàng vùng môi bằng nước muối sinh ký sau tiêm, khi đánh răng cũng cần chú ý cẩn thận.
  • Tránh các hoạt động mạnh sau tiêm để tránh đổ mồ hôi, nên ăn thức ăn mềm, uống nhiều nước.
  • Không nên ăn các thực phẩm cay nóng, đồ ăn dầu mỡ, thức ăn dễ gây kích ứng như đồ nếp, hải sản, thịt gà,…
  • Trong trường hợp có sưng, đau nhức bất thường, không có dấu hiệu thuyên giảm bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Trên đây là những chia sẻ giúp bạn giải đáp được câu hỏi môi dày có tiêm filler được không. Nếu bạn đang có ý định cải thiện dáng môi dày khiến mình mất tự tin hãy lựa chọn phòng khám thẩm mỹ Thái Hà để được thăm khám tư vấn phương pháp phù hợp nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5