Rất nhiều chị em đang băn khoăn có nên tiêm filler má không? Bởi phương pháp này đang được PR khá mạnh, được cả các chuyên gia thẩm mỹ khuyến khích. Nếu bạn cũng muốn cải thiện tình trạng má hóp bằng filler thì đừng bỏ lỡ nội dung bài viết dưới đây nhé!
Contents
Tiêm filler má có tác dụng gì?
Tiêm filler má là việc đưa chất làm đầy có thành phần chính là acid hyaluronic vào vùng má. Đây là phương pháp thẩm mỹ mang lại các tác dụng như:
- Làm đầy tình trạng má hóp, má lõm sâu hoặc giảm độ cao xương gò má gây mất thẩm mỹ.
- Giúp tạo hình má baby để khuôn mặt được đầy đặn, trẻ trung mà không phải phẫu thuật.
- Cải thiện tình trạng má gầy, hốc hác khiến cho gương mặt trông tiều tụy thiếu sức sống hơn.
- Làm đầy các nếp nhăn, rãnh cười, giúp làn da căng bóng, mịn màng để gương mặt được trẻ trung hơn.
Có nên tiêm filler má không?
Có nên tiêm filler má không là thắc mắc của rất nhiều chị em, tuy nhiên, theo chia sẻ của các chuyên da thẩm mỹ, việc nên thực hiện hay không sẽ phụ thuộc vào nhu cầu làm đẹp cũng như ý nghĩ chủ quan của mỗi người. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc sau khi xem xét các ưu điểm của phương pháp này như:
Hiệu quả tức thì
Tiêm filler má có thể cho hiệu quả tức thì sau khi bác sĩ dứt mũi kim. Thành phần của filler là acid hyaluronic sẽ làm đầy thể tích mô mỡ bị thiếu hụt ở vùng má, giúp má căng đầy nhanh chóng. Bên cạnh đó, filler còn kích thích tăng sinh collagen để làn da được căng bóng, tươi trẻ hơn.
Ở một số trường hợp có thể mất khoảng vài ngày để filler được ổn định và đạt được hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất. Nhưng hầu hết kết quả làm đẹp sẽ đều có thể nhìn thấy ngay sau khi tiêm.
Ít rủi ro, biến chứng
Tiêm filler má được đánh giá là an toàn và cũng đã được FDA, bộ Y tế cấp phép sử dụng trong lĩnh vực thẩm mỹ. Sau khi tiêm bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như sưng, đau, bầm tím nhẹ. Tuy nhiên các dấu hiệu này sẽ nhanh chóng giảm đi, không gây hại cho sức khỏe.
Vì thế, tiêm filler má được đánh giá là phương pháp thẩm mỹ an toàn, ít rủi ro. Những trường hợp xảy ra biến chứng thường là do bạn thực hiện ở cơ sở kém chất lượng, người tiêm không phải bác sĩ hoặc là sử dụng filler kém chất lượng.
Trong trường hợp này bạn có thể gặp phải những biến chứng như dị ứng với chất làm đầy. Bị tràn filler, sưng nề, bầm tím nghiêm trọng hoặc nhiễm trùng, hoại tử, để lại sẹo…
Các biến chứng này là không phổ biến và bạn hoàn toàn có thể hạn chế được bằng cách chọn địa chỉ tiêm uy tín, được cấp phép. Nói không với filler không rõ nguồn gốc, không tiêm nếu người thực hiện không phải là bác sĩ.
Quy trình thực hiện nhanh
Quy trình tiêm filler má thường chỉ mất khoảng 15 – 30 phút thực hiện. So với phẫu thuật thẩm mỹ thì làm đẹp bằng phương pháp này tiết kiệm thời gian hơn nhiều.
Do đó, tiêm filler má phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Dù công việc bận rộn cũng hoàn toàn có thể làm đẹp bằng phương pháp này.
Phục hồi sớm, không tốn nhiều thời gian nghỉ ngơi
Tiêm filler là phương pháp làm đẹp ít xâm lấn, bác sĩ thực hiện thông qua những kim tiêm chuyên dụng siêu nhỏ. Chính vì vậy, hạn chế được tình trạng đau đớn, khó chịu. Tổn thương nhỏ nên sẽ không mất nhiều thời gian để phục hồi, nghỉ dưỡng. Bạn hoàn toàn có thể đi làm, đi học bình thường sau tiêm.
Tìm hiểu thêm: Tiêm filler bao lâu thì mềm? Chuyên gia chia sẻ
Chi phí vừa phải, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng
Chi phí tiêm filler má cũng được đánh giá là hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Tùy thuộc theo sản phẩm filler mà bạn sử dụng sẽ có chi phí khác nhau dao động từ vài triệu đồng trở lên.
So với các phương pháp làm đẹp như phẫu thuật thẩm mỹ thì tiêm filler má tiết kiệm hơn rất nhiều. Đây cũng chính là lý do khiến cho nhiều người lựa chọn làm đẹp bằng phương pháp này.
Nhìn chung, tiêm filler má có rất nhiều ưu điểm và cũng được các chuyên gia thẩm mỹ khuyến khích. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn có nên tiêm filler má không thì có thể nhìn vào những ưu điểm này để xem xét và đưa ra quyết định cho mình.
Hiệu quả của tiêm filler má giữ được trong bao lâu?
Để biết có nên tiêm filler má không bạn cũng có thể nhìn vào hiệu quả duy trì của phương pháp này. Các chuyên gia cho biết, tiêm filler má không có hiệu quả vĩnh viễn.
Hầu hết các sản phẩm filler có thành phần acid hyaluronic thì hiệu quả duy trì trung bình từ 9 – 12 tháng. Tùy thuộc vào loại filler, kỹ thuật tiêm, cách chăm sóc sau tiêm mà hiệu quả có thể lâu hoặc ngắn hơn.
Sau đó filler sẽ tan, vị trí được tiêm sẽ quay trở lại như ban đầu. Muốn duy trì được hiệu quả bạn sẽ cần tiếp tục tiêm filler.
Một vài thắc mắc thường gặp khi tiêm filler má
Ngoài câu hỏi có nên tiêm filler má không thì còn có nhiều thắc mắc liên quan đến dịch vụ này. Dưới đây là tổng hợp những thắc mắc thường gặp và giải đáp của chuyên gia mà bạn có thể tham khảo.
Tiêm filler má có đau không?
Trước khi tiêm filler khách hàng được thoa thuốc tê nên trong quá trình thực hiện sẽ không gây đau hay khó chịu. Sau khi thuốc tê hết tác dụng bạn có thể đau nhẹ ở vị trí tiêm nhưng không quá nghiêm trọng. Tình trạng này sẽ nhanh chóng giảm đi sau khoảng 2 – 3 ngày.
Tiêm filler má có cần kiêng gì không?
Để nhanh hồi phục, sau khi tiêm filler má bạn cần chú ý chăm sóc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời nên kiêng một số điều sau:
- Không sử dụng các thực phẩm như hải sản, trứng, thịt gà, đồ nếp vì dễ gây kích ứng khiến tổn thương lâu lành và tăng nguy cơ bầm tím, sưng đau.
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê để giúp cho vết thương được nhanh lành hơn.
- Không vận động mạnh, không làm việc nặng nhọc để tiết mồ hôi sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm ở vị trí tiêm.
- Không trang điểm sau khi tiêm filler má vì dễ gây kích ứng, viêm, nhiễm trùng.
- Không nên nằm sấp hoặc nằm nghiêng vì có thể đè ép lên mặt, làm dịch chuyển filler.
>>>>>Xem thêm: Phun môi xong tiêm filler được không? Chuyên gia chia sẻ
Ai không nên tiêm filler má?
Ngoài việc có nên tiêm filler má không bạn cũng cần chú ý tìm hiểu xem mình có nằm trong đối tượng chống chỉ định của phương pháp này không. Theo các chuyên gia thẩm mỹ, nếu bạn thuộc những đối tượng sau thì không nên tiêm filler má.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.
- Những người có tiền sử dị ứng với thành phần có trong chất làm đầy.
- Người có các bệnh tự miễn, rối loạn đông máu.
- Những trường hợp đang bị nhiễm trùng ở vị trí muốn tiêm.
- Người đang mắc các bệnh ngoài da, viêm da dị ứng, vảy nến, bạch biến.
Phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà hy vọng với những chia sẻ trên bạn đã giải đáp được thắc mắc có nên tiêm filler má không? Trong trường hợp bạn muốn thực hiện hãy đến với Dr.thaiha – cơ sở được cấp phép với bác sĩ tiêm giàu kinh nghiệm và filler chất lượng để có thể làm đẹp an toàn và hiệu quả hơn nhé. Trân trọng!