Tiêm filler không tan là biến chứng mà nhiều người gặp phải. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này thường là sử dụng filler kém chất lượng, tiêm quá liều lượng, tiêm sai kỹ thuật. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách khắc phục hiệu quả bạn hãy tham khảo nội dung được bác sĩ chuyên khoa chia sẻ dưới đây.
Contents
Tiêm filler không tan là như thế nào?
Tiêm filler là một trong những phương pháp làm đẹp an toàn, không xâm lấn, mang lại hiệu quả nhanh. Thành phần chính của filler là acid hyaluronic không gây hại cho cơ thể. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều người tin tưởng sử dụng phương pháp làm đẹp này.
Bình thường, filler sau khi tiêm vào cơ thể sẽ có hiệu quả duy trình trung bình từ 9 – 12 tháng. Tùy theo cơ địa của khách hàng và thương hiệu filler mà thời gian duy trì có thể kéo dài hoặc ngắn hơn một chút.
Sau khoảng thời gian này, filler sẽ tự tan từ từ cho đến khi biến mất hoàn toàn khỏi vùng da đó. Cuối cùng vùng da tiêm filler sẽ trở về trạng thái ban đầu. Để duy trì được hiệu quả thẩm mỹ bạn sẽ phải tiếp tục tiêm filler.
Tuy nhiên có những trường hợp sau khi tiêm filler, filler không tự tan, không bị đào thải ra khỏi cơ thể. Việc filler tồn tại quá lâu trong cơ thể, không tan sau khi tiêm tiềm ẩn nhiều biến chứng. Filler có thể bị dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu, khiến cho vùng tiêm filler bị biến dạng. Nguy hiểm hơn tình trạng này có thể gây tắc nghẽn mạch máu, chèn ép thần kinh, đau nhức kéo dài, hoại tử…
Chính vì vậy, bạn không được chủ quan với tình trạng filler không tan sau khi tiêm. Cần chủ động tìm hiểu nguyên và can thiệp, xử lý kịp thời để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Nguyên nhân tiêm filler không tan là gì?
Theo chia sẻ của các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tiêm filler không tan như:
Do tiêm filler không có thành phần acid hyaluronic
Filler được chia làm 3 loại gồm:
- Loại tạm thời: Thành phần chính của loại này là acid hyaluronic an toàn, có khả năng tự tan sau 9 – 12 tháng. Đây là filler đã được FDA cấp phép sử dụng trong lĩnh vực thẩm mỹ.
- Loại bán bền vững: Thành phần poly – l-lactic acid và calcium hydroxyapatite. Loại filler có thể duy trì hiệu quả trong vòng 18 – 24 tháng.
- Loại bền vững: Thành phần chính của loại này là polymethylmethacrylate, silicone. Đây là loại không phân hủy và bị cấm dùng trong lĩnh vực thẩm mỹ.
Trong ba loại này chỉ có loại tạm thời chứa thành phần acid hyaluronic được FDA chấp thuận sử dụng trong lĩnh vực thẩm mỹ. Và đây cũng là filler an toàn, có khả năng tự tan sau khi tiêm.
Nếu bạn tiêm filler đã lâu nhưng không tan rất có thể là vì filler được đưa vào cơ thể không chứa acid hyaluronic. Hoặc filler đã bị pha trộn với các loại filler có tác dụng lâu dài khác. Thậm chí, nhiều cơ sở thẩm mỹ tiêm filler giá rẻ còn pha lẫn với silicone lỏng.
Nếu tiêm phải những loại filler này thì sẽ không thể diễn ra quá trình tự tan. Nếu không được phát hiện xử lý sớm còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Do tiêm filler quá liều lượng
Tùy thuộc vào từng tình trạng, từng vị trí mà bác sĩ sẽ tư vấn sử dụng lượng filler phù hợp. Nếu không xác định được đúng liều lượng, tiêm quá liều có thể khiến cho filler lâu tan hơn. Ngoài ra, tiêm quá liều lượng còn làm tăng nguy cơ tràn filler sang khu vực khác gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Tiêm filler không đúng kỹ thuật
Tiêm filler không tan cũng có thể do kỹ thuật tiêm của bác sĩ. Thủ thuật này đòi hỏi sự chính xác cao và cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm. Nếu bạn thực hiện tại cơ sở hoạt động “chui”, người tiêm filler không phải là bác sĩ thì rất dễ dẫn những sai sót.
Tìm hiểu thêm: Tiêm filler cằm bị đỏ phải làm sao? Cách xử lý an toàn
Chẳng hạn như đưa mũi kim quá sâu, xác định sai vị trí tiêm cũng sẽ ảnh hưởng đến việc tan filler về sau. Đồng thời đây cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều trường hợp gặp phải các biến chứng nguy hiểm, hoại tử vùng tiêm.
Tiêm filler không tan cần làm gì?
Tiêm filler không tan tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn nhận thấy vị trí tiêm filler đã lâu không tan thì cần chú ý:
Không tự xử lý tại nhà nếu gặp biến chứng
Không nên tự ý xử lý tại nhà nếu bạn chưa rõ nguyên nhân là gì. Đã có những trường hợp tự ý xử lý tại nhà hoặc đến các spa để xử lý tiêm tan filler dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Tiêm tan filler được chỉ định cho những trường hợp tiêm tan filler không tan nhưng phải kèm với các điều kiện cụ thể là:
- Filler đã tiêm trước đó có thành phần acid hyaluronic. Như vậy tiêm tan filler mới mang lại hiệu quả. Nếu là filler vĩnh viễn (silicone lỏng) thì tiêm tan không có tác dụng.
- Vùng tiêm filler chưa xuất hiện các dấu hiệu như sưng đau, mưng mủ, chưa có viêm nhiễm tổn thương, hoại tử mới có thể tiêm tan filler.
Tự ý xử lý khi chưa rõ nguyên nhân, tình trạng cụ thể chỉ khiến cho tổn thương ở vùng tiêm thêm nghiêm trọng hơn. Thậm chí gây các tổn thương vĩnh viễn không khắc phục được ảnh hưởng nghiêm trọng về tâm lý sau này.
Lựa chọn cơ sở thẩm mỹ chuyên khoa để khắc phục biến chứng
Tốt nhất nên thăm khám tại cơ sở y tế uy tín, để được các bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và hướng dẫn xử lý an toàn. Tùy theo từng tình trạng mà bác sĩ sẽ hướng dẫn xử lý bằng các phương pháp khác nhau.
Đầu tiên bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra, thực hiện siêu âm để xác định được vị trí filler đang tồn tại trong cơ thể. Đồng thời kiểm kiểm tra có tình trạng sưng đau, mưng mủ ở vị trí tiêm hay không? Sau đó xác định loại filler được tiêm vào chứa HA hay là loại filler vĩnh viễn (silicon).
- Nếu như vị trí tiêm filler không tan chưa có biến chứng và có thành phần HA thì sẽ chỉ định tiêm tan. Thuốc tan filler là một loại dược liệu có thành phần chính là hyaluronidase. Thành phần này có khả năng phá hủy cấu trúc của HA trước đó bạn đã tiêm vào.
- Trong trường hợp đã có biến chứng viêm nhiễm, sưng mủ, hoại tử thì bác sĩ sẽ chỉ định nạo vét filler. Quá trình này bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để đưa filler ra bên ngoài, loại bỏ vùng hoại tử và tạo hình lại vùng tiêm nếu bị biến dạng.
>>>>>Xem thêm: Học tiêm filler cần bằng cấp gì? Chuyên gia chia sẻ
Chi phí xử lý tiêm filler không tan có đắt không?
Chi phí xử lý tiêm filler không tan như thế nào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như:
- Tình trạng tại vị trí tiêm
Nếu như filler không tan nhưng chưa xuất hiện biến chứng, việc xử lý sẽ đơn giản hơn, chi phí cũng sẽ không quá tốn kém. Ngược lại, nếu như vị trí tiêm filler không tan đã biến chứng, sưng tấy, hoại tử thì xử lý sẽ khó khăn và tốn kém hơn.
- Phương pháp xử lý
Nếu được xử lý bằng thuốc tiêm tan filler thì chi phí dao động khoảng 1 – 2 triệu đồng/liều. Trong khi đó nếu phải phẫu thuật nạo vét filler thì sẽ tốn kém hơn, phát sinh nhiều chi phí đi kèm như tiền viện phí, thuốc thang sau điều trị,…
- Địa chỉ mà bạn thăm khám
Tùy thuộc theo từng địa chỉ mà chi phí xử lý filler không tan cũng sẽ khác nhau. Nếu là nơi có bác sĩ giỏi, đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị, dịch vụ y tế chất lượng thì chi phí có thể cao hơn một chút nhưng an toàn hơn.
Trước những biến chứng nguy hiểm do filler không tan gây ra thì bạn nên chủ động thăm khám xử lý càng sớm càng tốt. Về vấn đề chi phí tại cơ sở y tế bạn sẽ được bác sĩ tư vấn chi tiết. Do đó điều quan trọng nhất là bạn nên thăm khám xử lý sớm để ngăn chặn biến chứng không hay xảy ra.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân tiêm filler không tan cũng như cách khắc phục hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Nếu đang có các dấu hiệu bất thường sau khi tiêm filler bạn hãy nhanh chóng thăm khám tại phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà để được hỗ trợ xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra nhé!