Cách giảm sưng khi tiêm filler môi có thể bạn chưa biết

Cách giảm sưng khi tiêm filler môi có thể bạn chưa biết
Rate this post

Nếu bạn bị sưng sau khi tiêm filler thì đừng quá lo lắng nhé. Bởi ngay say đau Dr.thaiha sẽ giúp bạn tìm hiểu lý do tại sao da lại bị sưng và tư vấn cách giảm sưng khi tiêm filler môi siêu đơn giản. Hãy cùng tham khảo nội dung bài viết bởi nó sẽ rất hữu ích cho bạn.

Tổng hợp các cách giảm sưng khi tiêm filler môi

Cách 1: Massage cho môi

Sau khi tiêm filler, bạn cần tránh tác động ngoại lực lên vị trí tiêm để không làm cho filler bị tràn. Tuy nhiên các bác sĩ chuyên khoa vẫn có thể giúp bạn thực hiện một vài động tác massage môi phù hợp để giúp làm cho filler được lan toả đồng đều và dáng môi định hình chuẩn. 

Quan trọng hơn là massage đúng cách cũng sẽ giúp cải thiện được tình trạng sưng môi sau khi tiêm filler. Bởi thao tác xoa bóp nhẹ sẽ làm tăng cường lưu thông máu tự nhiên và như vậy và hiện tượng phù nề sẽ có sự thuyên giảm đáng kể.

Cách giảm sưng khi tiêm filler môi có thể bạn chưa biết

Cách 2: Chườm lạnh để làm giảm sưng môi

Cách giảm sưng khi tiêm filler môi được tất cả các bác sĩ gợi ý chính là chườm môi. Tuy nhiên bạn chỉ nên chườm lạnh cho vùng môi, tuyệt đối không chườm nóng. Bởi nhiệt độ nóng có thể gia tăng tình trạng sưng đau, trong khi đó nhiệt độ cao sẽ giúp kích hoạt lưu thông máu và giảm sưng tự nhiên.

Ngay sau khi thuốc tê hết tác dụng giảm đau, bạn có thể dùng túi chườm lạnh hoặc một chiếc khăn xô sạch để bọc đá lạnh. Chườm nhẹ nhàng trên vùng môi bị sưng. Cứ cách 10 phút lại chườm 1 lần và thực hiện liên tục trong 24-48h đồng hồ. Với cách làm này, không chỉ môi bớt sưng mà còn tránh được việc môi bị bầm tím đấy nhé.

Cách 3: Nói không với rượu bia

Nếu bạn không muốn môi bị sưng sau khi tiêm filler thì cách đơn giản nhất là hãy dừng uống bia rượu. Bởi thức uống này có thể làm tăng hồng cầu trong máu, khiến cho máu trong cơ thể của bạn bị loãng. Từ đó, rượu bia sẽ ảnh hưởng đến quá trình lành thương ở môi, khiến cho vết thương lâu lành và môi của bạn sẽ bị sưng viêm.

Để tránh tình trạng sưng tấy khi tiêm filler môi, bạn nên tránh uống rượu bia trước khi tiêm ít nhất 3 ngày. Tiếp tục kiêng sử dụng đồ uống này sau khi tiêm filler và thời gian là cho đến khi filler ổn định hoàn toàn, có thể là 3 ngày, có thể là 5 ngày nhưng cũng có thể kéo dài cả tuần.

Cách 4: Ngủ với chiếc gối cao

Cách giảm sưng khi tiêm filler môi có thể bạn chưa biết đó chính là hãy chuẩn bị một chiếc gối cao, dày hơn bình thường. Tư thế ngủ gối cao đầu trong vài đêm đầu tiên giúp giảm sự tích tụ chất lỏng ở vùng môi, từ đó giảm sưng. Bên cạnh đó, bạn nên nằm ngửa thay vì năm nghiên, úp mặt xuống gối để không làm ảnh hưởng đến môi vừa tiêm filler nhé.

Cách 5: Uống thật nhiều nước nếu có thể

Uống nhiều nước là cách giảm sưng khi tiêm filler môi và các thủ thuật thẩm mỹ khác. Nó cũng là cách giúp bạn gia tăng hiệu quả khi tiêm filler môi và góp phần không nhỏ vào việc trẻ hoá da.

Mỗi ngày, bạn nên uống từ 2 lít nước. Các nguồn nước có thể là nước uống hàng ngày, nước ép hoa quả, sinh tố, các loại canh sử dụng trong bữa ăn. Tuy nhiên, không được sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, đồ ngọt để thay thế nước uống ngày ngày nhé.

Cách 6: Không sờ nắn môi của bạn

Môi của bạn có thể bị sưng viêm nhiều hơn nếu như bạn có thói quen sờ nắn môi sau khi tiêm filler. Bởi đôi bàn tay của bạn không thực sự sạch sẽ. Nó có thể đưa vi khuẩn đến với môi và tấn công vào tổn thương môi chưa kịp lành. Như vậy là môi của bạn sẽ bị viêm nhiễm, thậm chí là bị nhiễm trùng và hoại tử chỉ với thói quen sờ nắn môi.

Tìm hiểu thêm: Tiêm filler cằm bao lâu thì mềm? Bao lâu thì ổn định

Cách giảm sưng khi tiêm filler môi có thể bạn chưa biết

Cách 7: Tránh hoạt động mạnh sau khi tiêm filler môi

Một các giảm sưng khi tiêm filler môi khác mà bạn có thể chưa biết chính là tránh các hoạt động mạnh sau khi tiêm filler môi. Nhất là việc tập luyện thể dục thể thao hoặc lao động nặng. Bởi khi này, nhịp tim và huyết áp của bạn sẽ tăng đáng kể và vết thương trên môi sẽ chậm phục hồi hơn. Làm cho tăng lưu lượng máu đến vùng môi, gây sưng thêm.

Không những thế, việc tập luyện hay lao động khiến cho cơ thể của bạn đổ nhiều mồ hôi. Khi môi hôi tác động đến môi vừa tiêm filler sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây viêm, nhiễm trùng một cách nhanh chóng.

Cách 8: Ăn uống một cách khoa học sau khi tiêm filler

Hạn chế tiêu thụ muối, rượu, caffeine và các loại thực phẩm gây viêm như đồ ăn cay, đồ ăn nhanh để tránh làm môi sưng thêm. Đáng chú ý nhất là những thực phẩm có khả năng khiến cơ thể bạn bị dị ứng, kích ứng. Những thực phẩm chứa hàm lượng muối cao sẽ khiến cơ thể mất nước và gia tăng các tác dụng phụ sau tiêm filler trẻ hoá môi đấy nhé.

Cách 9: Chăm sóc môi khoa học sau tiêm filler

Cách giảm sưng khi tiêm filler môi là không trang điểm cho môi. Thay vào đó bạn có thể làm sạch môi với nước muối sinh lý. Sau 24-48h đồng hồ, nếu môi đã ổn định có thể sử dụng son dưỡng môi lành tính để chăm sóc môi tại nhà. Lưu ý là thao tác chăm sóc môi nhẹ nhàng, tránh tác động ngoại lực quá mạnh để không làm môi biến dạng.

Cách 10: Luôn đeo khẩu trang sạch

Khẩu trang sẽ cần được sử dụng để bảo vệ sức khỏe của bạn và môi sau khi tiêm filler. Tuy nhiên, khẩu trang bẩn lại là nơi trú ngụ của vi khuẩn và là tác nhân gây viêm nhiễm. Do đó, bạn cần đảm bảo luôn luôn sử dụng khẩu trang sạch để tránh làm môi bị sưng nhiều hơn. 

Với khẩu trang tái sử dụng thì nên giặt và sấy khô hàng ngày. Với khẩu trang y tế thì nên thay hàng ngày và đừng quên thay ngay khi nhận thấy khẩu trang bị dính nước, ẩm mốc…

Tuân thủ mọi hướng dẫn sau tiêm từ bác sĩ là điều quan trọng nhất để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ và an toàn. Do đó, nếu bạn không biết phải ăn gì sau khi tiêm filler, kiêng gì sau khi tiêm filler, bao lâu thì tái khám, dùng thuốc như thế nào… thì hãy hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn. 

Cách giảm sưng khi tiêm filler môi có thể bạn chưa biết

>>>>>Xem thêm: Tiêm môi bị vón cục: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Tiêm filler môi bị sưng bao lâu sẽ hết?

Trên đây là những cách giảm sưng khi tiêm filler môi được bác sĩ chuyên khoa gợi ý. Mọi người có thể chủ động thực hiện để tối ưu được hiệu quả tiêm filler.

Thông thường thì tình trạng sưng môi khi tiêm filler chỉ là tác dụng phụ. Triệu chứng sưng, phù nề xuất hiện ngay sau khi thuốc tê hết tác dụng và ở mức độ nhẹ nhàng, không ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc hàng ngày. Nếu cơ thể của bạn đáp ứng tốt với filler thì dấu hiệu sưng sẽ giảm và biến mất chỉ sau vài ngày.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp tiêm filler môi bị sưng bất thường, cảnh báo ảnh hưởng bất lợi của filler gây ra. Vậy nên, bạn cần chủ động theo dõi các diễn biến của môi sau khi tiêm chất làm đầy filler. Thăm khám ngay nếu nhận thấy môi bị sưng, đau, bầm tím kéo dài để tìm nguyên nhân và các giải pháp khắc phục hiệu quả.

Trên đây là những tư vấn của phòng khám Dr.thaiha về cách giảm sưng khi tiêm filler môi. Nến như bạn đang muốn tạo hình hoặc làm trẻ hoá môi với chất làm đầy filler có chất lượng tốt, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa lành nghề và các điều kiện y tế đạt chuẩn thì hãy chủ động liên hệ với phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà để được hỗ trợ kịp thời. Tuyệt đối không tự tiêm môi tại nhà, không sử dụng dịch vụ thẩm mỹ không được cấp phép tại Spa để tránh tiền mất, tật mang nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5