Tiêm filler môi ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người yêu thích. Phương pháp thẩm mỹ này có độ an toàn cao nhưng vẫn có những trường hợp sau khi tiêm môi bị tím. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Tiêm môi xong bị tím có nguy hiểm hay không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Contents
Tiêm filler môi những thông tin cần biết trước khi thực hiện
Để hiểu rõ nguyên nhân sau khi tiêm môi bị tím trước hết bạn cần nắm được các thông tin cơ bản về phương pháp thẩm mỹ này.
Tiêm filler môi là gì?
Tiêm filler môi là phương pháp làm đầy môi, giúp môi căng mọng hơn bằng cách tiêm chất làm đầy vào vùng môi. Chất làm đầy này thường là acid hyaluronic được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cho phép lưu hành và dùng trong thẩm mỹ.
Filler có độ tương thích cao với cơ thể, sau khi tiêm vào sẽ giúp môi căng mọng, quyến rũ hơn. Chất làm đầy sẽ bố đồng đều dưới niêm mạc môi và tăng thể thích mô ở môi một cách nhanh chóng. Vì vậy, bạn nhanh chóng sở hữu được một đôi môi đầy đặn theo đúng mong muốn của mình.
Phương pháp này được thực hiện khá đơn giản với thời gian mất chỉ khoảng 10 – 15 phút. Bác sĩ sẽ xác định vị trí tiêm, liều lượng filler cần sử dụng. Sau đú dùng kim tiêm chuyên dụng để đưa filler vào vị trí đã xác định trước đó rồi tạo hình môi theo yêu cầu của khách hàng.
Tiêm filler môi phù hợp với ai?
Phương pháp thẩm mỹ này phù hợp với những ai đủ từ 18 tuổi trở lên và mong muốn có đôi môi đẹp, căng mọng và quyến rũ. Đặc biệt là những người:
- Đang sở hữu đôi môi mất cân xứng, thiếu hài hòa với các đường nét tự nhiên trên gương mặt.
- Môi xuất hiện nhiều nếp nhăn, khuyết điểm, gây mất thẩm mỹ khiến bạn cảm thấy tự ti.
- Người có đôi môi khá quá mỏng, đường nét không rõ khiến cho gương mặt thiếu cân xứng, mất thẩm mỹ.
- Dáng môi bẩm sinh không phù hợp với ngũ quan trên gương mặt khiến bạn tự ti.
Để tránh sau khi tiêm môi bị tím thì bạn chỉ nên thực hiện khi nằm trong đối tượng được chỉ định. Bởi phương pháp này không phù hợp với những người đang mắc các bệnh mãn tính, rối loạn đông máu, đang mang thai,… Nếu cố tình thực hiện sẽ rất dễ gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Ưu điểm khi tiêm môi filler
Tiêm môi filler được đánh giá cao và là phương pháp thẩm mỹ yêu thích của nhiều chị em vì những ưu điểm nổi bật như:
- Mang lại hiệu quả nhanh chóng, môi đẹp tức khi kết thúc thủ thuật.
- Quy trình tiêm nhanh chóng, tùy theo từng dáng môi mất khoảng 10 – 15 phút.
- Ít tổn thương, thời gian phục hồi nhanh, không cần nghỉ dưỡng.
- Chi phí tiết kiệm, không tốn kém như các phương pháp phẫu thuật khác.
- An toàn, ít biến chứng, không để lại sẹo, không gây đau đớn.
Nguyên nhân sau khi tiêm môi bị tím
Tiêm filler môi là phương pháp làm đẹp an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp sau khi tiêm môi bị tím gây lo lắng. Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là:
Do kim tiêm làm tổn thương mạch máu
Sau khi tiêm môi bị tím là hiện tượng mà khá nhiều chị em gặp phải. Các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, đây là phản ứng bình thường của cơ thể. Kim tiêm chuyên dụng được sử dụng để đưa chất làm đầy vào môi dù rất nhỏ nhưng vẫn có thể gây ra thương tổn.
Kim tiêm khiến cho các mạch máu nhỏ bị tổn thương khiến máu bị rò rỉ dưới da. Từ đó, dẫn đến hiện tượng bầm tím và kèm theo tình trạng sưng, đau.
Do sử dụng filler kém chất lượng
Đây cũng là nguyên nhân khiến cho không ít trường hợp sau khi tiêm môi filler bị bầm tím. Khi sử dụng filler không rõ nguồn gốc, kém chất lượng sẽ khiến cơ thể có những phản ứng mạnh để đào thải ra ngoài.
Điều này khiến cho môi bạn bị sưng đau, phù nề và bầm tím kéo dài. Nếu không được xử lý sớm sẽ gây viêm nhiễm trùng, rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Tiêm filler mũi bao lâu thì tan? Chuyên gia giải đáp
Do tiêm sai kỹ thuật
Tiêm môi xong bị tím cũng có thể là do người tiêm sai kỹ thuật, xác định sai độ sâu của mũi tiêm, vị trí tiêm gây các thương tổn nghiêm trọng cho mạch máu. Từ đó gây nên tình trạng bầm tím nặng kèm theo các cơn đau nhức khó chịu.
Biến chứng này thường gặp nhất khi bạn tiêm môi ở các spa nhỏ, người tiêm không được đào tạo bài bản. Hoặc thực hiện ở cơ sở thẩm mỹ uy tín nhưng bác sĩ còn non tay nghề gây nên các sai sót làm vỡ mạch máu dẫn đến môi bầm tím.
Tiêm filler quá liều lượng
Việc xác định sai liều lượng, tiêm filler quá liều khiến cho vùng môi căng tức, đau nhức. Thậm chí, filler còn chèn ép các mô, mạch máu gây thiếu máu, bầm tím kéo dài. Tình trạng này không được xử lý sớm còn làm tăng nguy cơ hoại tử, vùng da môi vô cùng nguy hiểm.
Chăm sóc sai cách sau khi tiêm filler môi
Sau khi tiêm môi bị bầm tím cũng có thể là do bạn chăm sóc không đúng cách gây nên. Chẳng hạn như không vệ sinh thường xuyên, không đảm bảo vô khuẩn khiến cho môi bị viêm, nhiễm trùng. Lúc này môi không chỉ sưng, đau nhức kéo dài mà tình trạng bầm tím cũng rất nghiêm trọng.
Sau khi tiêm môi bị tím xử lý như thế nào?
Tiêm môi xong bị tím có thể là hiện tượng bình thường nhưng cũng không ít trường hợp là biến chứng nguy hiểm, bạn không nên chủ quan.
Trong trường hợp bầm tím nhẹ
Nếu môi chỉ bị bầm tím nhẹ, bạn không cần quá lo lắng bởi đây là hiện tượng bình thường bạn không cần quá lo lắng. Thông thường tình trạng này sẽ kéo dài trong khoảng 1 – 2 ngày. Sau đó bầm tím môi sẽ nhanh chóng giảm đi, không gây ảnh hưởng sức khỏe.
Muốn giảm bầm tím nhanh chóng hơn bạn có thể sử dụng đá lạnh đưa vào khăn sạch để chườm lên môi. Chườm nhẹ nhàng khoảng 5 – 10 phút, thực hiện như vậy khoảng 2 – 3 lần/ngày.
Chú ý là hạn chế sử dụng rượu bia sau khi tiêm môi cũng giúp các vết bầm tím được cải thiện nhanh chóng. Không những thế, môi của bạn còn định hình đẹp hơn và duy trì hiệu quả lâu dài hơn đấy nhé.
Trong trường hợp bầm tím không thuyên giảm
Nếu bạn quan sát thấy sau khi tiêm môi bị tím nhưng không có dấu hiệu suy giảm thì không nên chủ quan. Đây rất có thể là dấu hiệu bạn đã gặp biến chứng sau khi tiêm môi.
Những vấn đề cần được quan tâm gồm:
- Các vết bầm tím chuyển sang màu tím đen hoặc màu đen.
- Từ các vết bầm nhỏ ở môi sẽ bắt đầu lan rộng ra ngoài môi.
- Môi bị bầm, bị sưng dẫn đến đơ cứng, biến dạng mất thẩm mỹ.
- Vùng môi bị tím có bị loét, tiết dịch và chảy mủ.
- Mô mềm bị ảnh hưởng, dấu hiệu nhiễm trùng và hoại tử mô.
- Tiêm filler môi bị tím ảnh hưởng đến các vùng lân cận như nhân trung, mép miệng gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày…
>>>>>Xem thêm: Tiêm môi tây là gì? Dáng tiêm môi tây được ưa chuộng
Khi gặp các dấu hiệu này, bạn cần chủ động thăm khám với bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Tùy thuộc theo từng tình trạng mà bác sĩ sẽ xử lý bằng phương pháp phù hợp nhất.
Bác sĩ có thể chỉ định tiêm tan filler để làm tiêu biến chất làm đầy nhằm cải thiện tình trạng sưng đau, bầm tím. Tuy nhiên, giải pháp tiêm tan chỉ áp dụng với các trường hợp chưa xảy ra biến chứng nặng.
Với những người bị viêm nhiễm nặng sẽ cần phẫu thuật để loại bỏ filler ra ngoài. Kết hợp với các phương pháp chăm sóc và điều trị tại chỗ để tổn thương nhanh lành, không làm ảnh đến vùng da xung quanh.
Một lưu ý quan trọng đối với khách hàng sau tiêm môi bị tím là cần lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám điều trị. Không tự ý xử lý tại nhà, không đến các spa nhỏ, cơ sở thẩm mỹ không đảm bảo để điều trị. Bởi xử lý biến chứng sau tiêm filler môi không đơn giản, đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn, có kinh nghiệm để điều trị an toàn.
Dr.thaiha hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng sau khi tiêm môi bị tím. Nếu môi bạn đang có những bất thường hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tại số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu – Đống Đa – Hà Nội để thăm khám và xử lý an toàn, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.