Quy trình tiêm filler mũi, má, cằm chuẩn y khoa bạn nên biết

Quy trình tiêm filler mũi, má, cằm chuẩn y khoa bạn nên biết
Rate this post

Tiêm filler được FDA cho phép sử dụng tại một số vị trí trên gương mặt như mũi, má, cằm. Tuy nhiên muôn đảm bảo an toàn thì quy trình tiêm filler đúng kỹ thuật. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng và đạt được hiệu quả thẩm mỹ tối ưu.

Tiêm filler phù hợp với những ai?

Trước khi thực hiện quy trình tiêm filler đạt chuẩn, bạn cần biết bản thân có nằm trong số các đối tượng an toàn hay không. Từ đó bạn sẽ có được kế hoạch tiêm filler phù hợp cho riêng mình.

Yêu cầu chung khi tiêm filler là phải đủ 18 tuổi và không bị dị ứng với thành phần của filler. Quy trình tiêm filler sẽ được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa có tay nghề cao và tại cơ sở y tế được cấp phép thực hiện dịch vụ thẩm mỹ theo đúng quy định.

Đối tượng thích hợp với quy trình tiêm filler má

Tiêm filler má được rất nhiều người quan tâm và mong muốn thực hiện để sở hữu một gương mặt hài hòa hơn. Tuy nhiên các chuyên gia cho biết phương pháp này chỉ nên thực hiện ở những người có các khuyết điểm như má hóp, gò má cao hoặc lõm sâu, hai bên má không đều nhau,… 

Trong trường hợp bạn cảm thấy tự tin, hoặc các khuyết điểm làm cản trở đến giao tiếp và các mối quan hệ xung quanh thì có thể tham khảo tiêm filler má. Sau khi thực hiện vùng má của bạn sẽ trở nên đầy đặn hơn, tươi trẻ hơn. Từ đó bạn sẽ sở hữu được một gương mặt rạng rỡ, hồng hào, lấy lại được sự tự tin cho chính bản thân mình.

Quy trình tiêm filler mũi, má, cằm chuẩn y khoa bạn nên biết

Đối tượng nên thực hiện quy trình tiêm filler mũi

Tiêm filler mũi cũng được rất nhiều người lựa chọn hiện nay. Bởi phương pháp này không xâm lấn, độ an toàn cao và thích hợp với nhiều đối tượng khách hàng như:

  • Người sở hữu dáng mũi thấp, sống mũi tẹt hoặc bị gãy lệch, gồ ghề nhưng không quá nghiêm trọng.
  • Những ai muốn cải thiện dáng mũi trở nên thanh thoát hơn nhưng sợ phẫu thuật, sợ đau hoặc dao kéo.
  • Trường hợp có các sẹo lõm ở mũi do di chứng của thủy đậu hoặc sẹo mụn gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý.
  • Những người muốn thay đổi dáng mũi theo xu hướng, hợp phong thủy hơn như mũi S-line, L-line.
  • Trường hợp muốn cải thiện một số khiếm khuyết trên mũi để giúp dáng mũi cân đối, hài hòa hơn với gương mặt.
  • Những ai có da mũi quá mỏng, không thể phẫu thuật nâng mũi cũng có thể lựa chọn tiêm filler.

Đối tượng phù hợp với quy trình tiêm filler cằm

Tiêm filler tạo dáng cằm có nhiều ưu điểm vượt trội, giúp gương mặt bạn trở nên thanh thoát, hài hòa hơn. Những trường hợp có thể can thiệp, thẩm mỹ tiêm filler cằm là:

  • Người có dáng cằm ngắn, cằm lẹm hoặc bị lệch khiến cho gương mặt mất cân đối.
  • Những trường hợp tiêm filler cằm trước đó nhưng giờ đã tan và muốn tiêm lại.
  • Người muốn độn cằm V-line nhưng sợ phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa, sợ đau.
  • Người sở hữu dáng cằm dài, muốn tiêm filler để thay đổi dáng cằm cho phù hợp hợp với gương mặt.

Quy trình tiêm filler chuẩn y khoa như thế nào?

Việc thực hiện đúng quy trình tiêm filler rất quan trọng, nếu không bạn sẽ rất dễ gặp phải các biến chứng. Chẳng hạn như gây bầm tím, sưng đau kéo dài. Nghiêm trọng hơn là tiêm sai kỹ thuật gây viêm nhiễm, hoại tử mô ở vị trí tiêm dẫn đến những tổn thương vĩnh viễn không thể phục hồi.

Bước chuẩn bị trong quy trình tiêm filler

Để đảm bảo thực hiện đúng quy trình tiêm filler, trước khi thực hiện bạn cần chọn địa chỉ uy tín. Chỉ chọn những cơ sở đáp ứng được các điều kiện như bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ, khang trang. 

Tìm hiểu thêm: Filler tiêm má và một số lưu ý sau khi tiêm filler má

Quy trình tiêm filler mũi, má, cằm chuẩn y khoa bạn nên biết

Tại đây bạn sẽ được thăm khám chi tiết xem có đáp ứng được với việc tiêm filler hay không. Bạn cần trả lời đầy đủ và chính xác các câu hỏi của bác sĩ như:

  • Có bị dị ứng với chất nào hay không?
  • Tình trạng miễn dịch của cơ thể như thế nào? Vì chất làm đầy có thể gây một số biến chứng nếu bạn mắc các bệnh tự miễn mà vẫn cố tình tiêm filler. 
  • Có đang mắc các bệnh như rối loạn đông  máu, tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao hay nhiễm trùng da hay không?
  • Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng,…

Sau khi cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết và đáp ứng được các điều kiện để thực hiện quy trình tiêm filler má, cằm mũi thì bạn sẽ được chụp ảnh khuôn mặt. Mục đích là giúp bạn quan sát rõ hơn hiệu quả sau khi tiêm filler tại các vị trí này.

Bước tiến hành quy trình tiêm filler

Khi đã đáp ứng các điều kiện và đồng ý tiến hành thì quy trình tiêm filler chung sẽ được diễn ra như sau:

  • Bác sĩ xác định vị trí cần tiêm để làm đầy ( mũi, cằm, má). Sau đó vệ sinh, sát khuẩn vùng tiêm bằng bông gòn tẩm dung dịch khử khuẩn.
  • Sau đó thoa thuốc tê vào các vị trí đã được đánh dấu để làm giảm đau đớn, mang đến sự dễ chịu và thoải mái cho khách hàng. Tùy vào từng vị trí mà thời gian ủ tê có thể kéo dài từ 15 – 30 phút.
  • Tiến hành tiêm lượng filler đã chuẩn bị trước đó vào vùng mũi, cằm, má như đã xác định. Đồng thời nắn chỉnh filler để tạo dáng cằm, mũi theo mong muốn của khách hàng. 
  • Cuối cùng, sau khi tiêm xong bác sĩ tiến làm sạch và sát khuẩn vị trí tiêm để ngăn chặn phát sinh viêm nhiễm. Đồng thời căn dặn khách hàng về cách chăm sóc vùng tiêm filler tại nhà và hẹn lịch tái khám cụ thể.

Bước chăm sóc và phục hồi da sau tiêm filler

Dù quy trình tiêm filler được thực hiện chính xác thì bạn vẫn có thể phải đối mặt với các tác dụng phụ như bầm tím, đau, khó chịu và sưng tấy ở vị trí tiêm. Đây là những tác dụng phụ thường gặp, nhưng nếu được chăm sóc đúng cách thì rất nhanh sẽ thuyên giảm. 

Ngay sau khi kết thúc quy trình tiêm filler bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh vùng tiêm cũng như chế độ ăn uống. Bạn nhớ thực hiện theo đúng hướng dẫn để hỗ trợ phục hồi tổn thương nhanh chóng nhất.

Nếu những dấu hiệu này làm bạn khó chịu thì hãy chườm khăn lạnh để giảm giảm tình trạng sưng đau. Thông thường khoảng 2 – 3 ngày các biểu hiện này sẽ giảm đi nhanh chóng. 

Nếu thấy dấu hiệu bất thường, sưng tím kéo dài thì bạn hãy thăm khám sớm để được bác sĩ hướng dẫn xử lý đúng cách và kịp thời nhất. Không tự ý dùng thuốc tại nhà nếu như không có sự đồng ý của bác sĩ.

Đặc biệt, khách hàng sẽ cần tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi quá trình hồi phục của da. Đồng thời có các giải pháp chỉnh sửa như tiêm bổ sung hoặc tiêm tan filler để đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ cao nhất.

Quy trình tiêm filler mũi, má, cằm chuẩn y khoa bạn nên biết

>>>>>Xem thêm: Nên phun môi trước hay tiêm filler trước?

Quy trình tiêm filler có mất nhiều thời gian không

Quy trình tiêm filler khá đơn giản nhưng đòi hỏi người thực hiện phải nắm rõ kỹ thuật, tiêm đúng vị trí, đưa kim vào chính xác. Như vậy mới đảm bảo được an toàn và hiệu quả làm đẹp.

Bạn có thể yên tâm là quy trình tiêm filler nói chung sẽ không mất nhiều thời gian. Tuỳ theo vùng điều trị mà bác sĩ có thể hoàn tất các bước thẩm mỹ trong khoảng 20-30 phút đồng hồ. Nếu không tính thời gian gây tê sẽ chỉ mất từ 5-10 phút.

Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không thực hiện tại các spa nhỏ, cơ sở thẩm mỹ không được cấp phép hoạt động. Chỉ tiêm filler khi người thực hiện là bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm và chất lượng filler đảm bảo chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Có thể thấy quy trình tiêm filler mũi, má, cằm không có gì là quá phức tạp. Mong rằng các chia sẻ này sẽ giúp khách hàng yên tâm hơn khi làm đẹp, cải thiện các khuyết điểm trên gương mặt bằng cách tiêm filler. Nếu vẫn còn thắc mắc về quy trình hay bất kỳ vấn đề nào về tiêm filler bạn có thể đến trực tiếp Phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà tại số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu để được các bác sĩ kiểm tra và tư vấn chính xác nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5