Tốc độ ổn định của filler sẽ mất khoảng 3-5 ngày, tùy theo chất lượng filler và liều lượng chất làm đầy. Có những người tiêm filler ổn định siêu nhanh, nhưng cũng có người cần mất nhiều thời gian thì filler mới được làm mềm. Và nếu như bạn muốn biết tiêm filler má bao lâu thì mềm, ổn định thì hãy theo dõi hết bài viết để có cho mình câu trả lời nhé.
Contents
Tiêm filler má để làm gì?
Muốn biết tiêm filler má bao lâu thì mềm, trước hết bạn cần biết vì sao filler lại được bơm vào má. Theo đó, tiêm filler má là phương pháp giúp khắc phục nhiều khuyết điểm ở vùng mặt má, đồng thời làm trẻ hóa da một cách toàn diện.
Filler thường được tiêm để làm đầy má hóp. Bởi các sản phẩm filler có khả năng làm tăng thể tích mô tự nhiên. Vậy nên, các khuyết điểm mặt má bị khuyết thiếu tổ chức mô da và mô mỡ sẽ được filler giải quyết trong phút chốc.
Không dừng lại ở việc làm đầy má hóp, tiêm filler má còn giúp cải thiện tình trạng gò má cao. Liệu trình filler má giúp các bạn gái thoát khỏi số kiếp “cao số”, mang lại vận số mới cho chủ nhân. Ngoài ra, tiêm filler mặt má cũng sẽ giúp tạo đường đường nét thanh tú cho gương mặt.
Và điểm đặc biệt khi tiêm filler má chính là tác dụng làm trẻ hóa da toàn diện. Filler không chỉ làm cung cấp độ ẩm tự nhiên cho mặt má mà còn góp phần làm tăng sinh collagen. Từ đó, bạn sẽ thấy làn da được làm căng bóng tự nhiên, cấu trúc da trở nên săn chắc và khỏe mạnh hơn rất nhiều.
Nói tóm lại, filler có thể là tất cả những gì bạn cần để sở hữu một gương mặt đẹp. Tuy nhiên, hiệu quả tiêm filler không phải lúc nào cũng như sự mong đợi trước tiêm. Đây cũng là lý do khiến cho ngày càng nhiều người quan tâm đến vấn đề tiêm filler má bao lâu thì mềm.
Tiêm filler má bao lâu thì mềm?
Nếu bạn hỏi tiêm filler má bao lâu thì mềm thì đó là khi filler được cơ thể đáp ứng tốt và ổn định hoàn toàn. Khi này, bạn sẽ không cần thực hiện các biện pháp chỉnh sửa như bổ sung hoặc tiêm tan filler ở vùng mặt má. Bạn sẽ thấy gương mặt được làm trẻ hóa toàn diện nhất.
Thường thì filler sẽ mất khoảng từ 3-5 ngày để ổn định. Tuy nhiên, cũng có trường hợp tiêm filler má mất đến 1-2 tuần để ổn định hoàn toàn. Chính vì thế, bác sĩ sẽ đưa ra những hướng dẫn điều trị và chăm sóc sau tiêm cũng như hẹn lịch tái khám để giúp bạn đánh giá xem tiêm filler má bao lâu thì mềm và có cần can thiệp chỉnh sửa hay không.
Trong trường hợp bạn nhận thấy vùng mặt má tiêm filler bị sưng, đơ cứng lâu mềm hoặc không mềm thì đó là điều bất thường. Kèm theo đó có thể là dấu hiệu đau và các vết bầm tím xuất hiện trên mặt. Hãy lập tức thông báo cho các bác sĩ chuyên khoa để nhận được sự hỗ trợ thăm khám và điều trị kịp thời nhất.
Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ mềm của filler
Nhằm giúp mọi người biết tiêm filler má bao lâu thì mềm, Dr.thaiha xin chia sẻ một số các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ ổn định của filler để bạn cùng tham khảo. Cụ thể như sau:
- Tốc độ mềm của filler phụ thuộc vào thời điểm mà bạn tiêm filler. Nếu bạn tiêm filler khi còn trẻ thì sẽ nhanh mềm hơn do đáp ứng với filler tốt hơn.
- Sản phẩm tiêm filler có chất lượng tốt sẽ nhanh mềm và ổn định hơn là filler bán trôi nổi trên thị trường với giá rẻ.
- Tiêm càng nhiều filler vào mặt má thì sẽ cần thêm nhiều thời gian để ổn định. Tuy nhiên bạn sẽ không nên tiêm quá 4cc filler để đảm bảo độ an toàn.
- Tiêm filler má bao lâu thì mềm sẽ phụ thuộc vào cơ địa của khách hàng. Nếu cơ địa quá nhạy cảm thì tiêm filler có thể không đáp ứng và bị đào thải nhanh.
- Kỹ thuật thẩm mỹ được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao sẽ giúp filler đến đúng vị trí, mang lại hiệu quả cao và tránh biến chứng thẩm mỹ…
Ngoài ra, cách chăm sóc và phục hồi da sau tiêm filler cũng ảnh hưởng tiêm filler má bao lâu thì mềm. Việc bạn xây dựng được kế hoạch chăm sóc da khoa học, lối sống sinh hoạt khoa học và chế độ ăn uống tốt sẽ giúp nâng cao hiệu quả thẩm mỹ khi tiêm filler.
Tìm hiểu thêm: Tiêm filler ăn cá được không? Có ảnh hưởng gì không?
Dấu hiệu nhận biết biến chứng khi tiêm filler má
Khi bạn nhận thấy tiêm filler má lâu mềm hoặc không mềm dù cho đã tiêm một thời gian dài thì đó chính là dấu hiệu bất thường. Có thể liên quan đến tác dụng phụ, thậm chí là biến chứng thẩm mỹ do tiêm filler má gây ra. Đồng nghĩa với đó có nghĩa là bạn tiêm filler bị hỏng và cần có giải pháp y khoa đẻ can thiệp sớm nhất.
Các dấu hiệu bất thường cần được chú ý gồm:
- Sưng đau: Sưng và đau là phản ứng phổ biến ngay sau khi tiêm filler. Tuy nhiên, nếu sưng và đau kéo dài hoặc trở nên nặng hơn sau vài ngày, đó có thể là dấu hiệu cho thấy tiêm filler má trước đó đang bị ảnh hưởng bất lợi.
- Vết đỏ hoặc xanh da trên vùng tiêm: Nếu có vùng da trở nên đỏ, xanh hoặc khối đỏ, có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm hoặc tắc mạch máu gây ra. Trong trường hợp da có bầm tím thì filler cũng sẽ rất lâu mềm, khó ổn định.
- Nhiễm trùng: Nếu có triệu chứng như nổi mẩn, sưng, đau, và nóng ở vùng tiêm, có thể là dấu hiệu của một nhiễm trùng. Khi vùng tiêm filler bị nhiễm trùng thì chắc chắn filler không thể được làm mềm nhanh chóng.
- Mặt đơ cứng: Sau 1 tuần tiêm filler, nếu mặt của bạn vẫn bị đơ cứng như tượng sáp thì chứng tỏ filler chưa được làm mềm. Thậm chí là mặt má của bạn có thể bị lệch, gây mất cân đối…
Nhận biết filler mềm hay không mềm có thể bằng cách quan sát da hoặc dùng tay để đánh giá. Và nếu không thể tự mình đưa ra kết luận thì bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ thăm khám và nhận những tư vấn chuẩn xác nhất. Không nên để cho các dấu hiệu bất thường có diễn biến kéo dài hơn nhằm tránh để lại hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến cấu trúc da.
Tiêm filler không mềm phải làm sao?
Nếu bạn nhận thấy có các dấu hiệu tiêm filler không mềm thì hãy cẩn trọng. Bởi có nhiều trường hợp gặp biến chứng từ việc tiêm filler lâu mềm. Tùy theo tình huống gặp phải, nguyên nhân mà bác sĩ có thể đưa ra các giải pháp điều trị phù hợp.
- Dùng thuốc
Sử dụng thuốc Tây y để điều trị các vấn đề liên quan đến tiêm filler không mềm chưa quá nguy hiểm. Thuốc có thể là thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau và được uống theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa.
- Xoa bóp nhẹ nhàng
Nhằm giúp cho vùng má nhanh chóng mềm mại, bạn có thể nhờ bác sĩ hoặc kỹ thuật viên thực hiện các động tác xoa bóp nhẹ nhàng tại vùng tiêm filler. Thao tác này thường được thực hiện ngay sau khi kết thúc quy trình tiêm filler mặt má.
- Thực hiện chườm lạnh
Chườm lạnh cũng sẽ giúp tăng cường lưu thông máu tự nhiên ở vùng mặt má, từ đó cải thiện dấu hiệu sưng đau và bầm tím da. Ngoài ra, đây cũng là cách làm giúp hỗ trợ filler mềm nhanh và ổn định hoàn toàn chỉ sau 1-2 ngày tiêm.
>>>>>Xem thêm: Tiêm cằm vuông là gì? Tiêm cằm cho mặt vuông được không?
- Thực hiện tiêm tan filler
Tiêm tan filler được thực hiện với các trường hợp tiêm filler má không mềm, bị cứng đơ có kèm theo các tác dụng phụ nguy hiểm khác. Đặc biệt là tình trạng filler gây chèn, tắc mạch máu ở vùng mặt má. Tiêm tan chỉ được thực hiện với filler có thành phần HA và được tiến hành theo chỉ định. Có thể chỉ tiêm tan một phần hoặc tiêm tan filler hoàn toàn.
- Thực hiện nạo vét filler
Đây là phương án cuối cùng được đưa ra với các trường hợp filler không tự mềm, không ổn định và kèm theo biến chứng tắc mạch, hoại tử da. Bác sĩ chuyên khoa sẽ bóc tách da ở vùng mặt má sau đó dùng ống tiêm để hút filler và dịch mủ ra khỏi cơ thể. Phương pháp này sẽ gây đau đớn, khó chịu và có nguy cơ để lại tổn thương sẹo trên mặt bạn nhé.
Như vậy là chúng ta đã biết được tiêm filler má bao lâu thì mềm, nguyên nhân filler không mềm và cách điều trị hiệu quả. Nếu như bạn muốn tiêm filler làm đầy má một cách an toàn, hãy lựa chọn dịch vụ thẩm mỹ chất lượng được cung cấp bởi Dr.thaiha. Một trong những cơ sở thẩm mỹ uy tín số 1 tại Hà Nội, điểm dừng chân tin cậy của hàng ngàn chị em phụ nữ để chinh phục thanh xuân với làn da đẹp.
Địa chỉ thăm khám trực tiếp tại số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu. Lưu ý, Dr.thaiha chỉ có một cơ sở duy nhất và hoạt động cả ngoài giờ hành chính, thời gian làm việc từ 8h-20h mỗi ngày. Rất hân hạnh được đón tiếp quý khách đến tham quan và trải nghiệm các dịch vụ thẩm mỹ nội khoa đạt chuẩn tại Dr.thaiha trong thời gian tới.