Tiêm filler là một trong những phương pháp làm đẹp an toàn đang được ưa chuộng hiện nay. Vậy nhưng, hình thức làm đẹp này cũng có thể gây những tác dụng phụ, chẳng hạn như tiêm filler bị bầm. Nếu bạn đang lo lắng, không biết xử lý như thế nào khi gặp phải tình trạng này, bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Contents
Tổng quan về tiêm filler
Tiêm filler hay còn gọi là chất làm đầy là một phương pháp làm đẹp phổ biến hiện nay. Tiêm filler giúp làm đầy các nếp nhăn trên khuôn mặt hoặc những vị trí như rãnh cười. Filler còn được dùng để tạo hình một số điểm trên khuôn mặt như môi, má, thái dương, nâng mũi, độn cằm,…
Việc tiêm filler đang ngày càng phổ biến bởi những ưu điểm mà hình thức làm đẹp này mang lại. Hiệu quả làm đẹp nhanh, chi phí không quá cao và hiệu quả có thể duy trì được từ 9 – 12 tháng.
Thành phần chính của filler chính là acid hyaluronic có khả năng giữ nước tốt, tạo độ đàn hồi cho da, giúp làn da căng bóng, khỏe mạnh. Tiêm filler cũng đã được FDA công nhận về độ an toàn, cho phép sử dụng trong lĩnh vực thẩm mỹ.
Nguyên nhân khiến cho tiêm filler bị bầm là gì?
Tiêm filler được đánh giá là an toàn với cơ thể, tuy nhiên bạn có thể sẽ phải đối mặt với một vài tác dụng phụ. Chẳng hạn như, sưng, đau, bầm tím, vón cục,…
Tình trạng tiêm filler bị bầm tím khá phổ biến. Điều này được các bác sĩ chuyên khoa giải thích là do dưới da có nhiều mạch máu. Đặc biệt là ở vùng da quanh rãnh mắt, môi.
Khi bác sĩ tiến hành đâm kim xuống dưới da để đưa filler vào sẽ làm ảnh hưởng đến những mạch máu này. Khi mạch máu bị tổn thương sẽ dẫn đến chảy máu dưới da và gây nên tình trạng bầm tím, thường đi kèm với sưng tấy.
Nếu bạn đang trong trường hợp này thì đừng quá lo lắng. Bởi vết bầm tím này cũng giống như khi bạn tiêm chủng hoặc lấy máu xét nghiệm. Vết bầm tím sẽ nhanh chóng giảm dần và biến mất sau khoảng 5 – 7 ngày mà không gây nguy hại gì cho sức khỏe.
Tuy nhiên đối với một số trường hợp tiêm filler bầm tím là do tiêm nhầm vào mạch máu thì bạn nên cẩn trọng. Trường hợp này vết bầm tím thường kéo dài và lan rộng hơn vùng được tiêm. Bạn có thể cảm thấy đau nhức, khó chịu, xuất hiện dịch mủ trên da,… Hãy thăm khám ngay tại cơ sở y tế để được chẩn đoán và có phương pháp xử lý kịp thời.
Các yếu tố rủi ro dẫn đến tăng nguy cơ tiêm filler bị bầm
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ tiêm filler bị bầm mà bạn cần nắm đó là:
Trình độ chuyên môn của bác sĩ
Mặc dù, việc tiêm filler không phải là thủ thuật phức tạp nhưng vẫn đòi hỏi người tiêm phải được đào tạo bài bản, có chuyên môn cao. Nếu không, biến chứng tiêm filler bị bầm rất dễ xảy ra.
Bởi vì, khi tiêm filler cần phải hiểu rõ về giải phẫu, các vị trí dây thần kinh, động mạch, tĩnh mạch. Xác định được chính xác vị trí tiêm, độ nông sâu của mũi tiêm mới tránh được việc làm tổn thương đến các mạch máu, tránh được việc bầm tím kéo dài. Đặc biệt là hạn chế được việc tiêm filler vào mạch máu gây biến chứng nghiêm trọng.
Chất lượng filler sử dụng
Chất lượng filler không chỉ ảnh hưởng đến kết quả làm đẹp mà còn là yếu tố làm tăng nguy cơ tiêm filler bị bầm. Nếu sử dụng filler không chính hãng, hiệu quả làm đẹp giảm đi. Cùng với đó là nguy cơ tiêm filler bị bầm tím cao hơn, dẫn đến các biến chứng khác như sưng, đau, thậm chí nhiễm trùng. Nguy hiểm hơn là gây ra tình trạng đào thải lập tức khỏi cơ thể sau tiêm.
Nếu sử dụng filler chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng sẽ hạn chế được các nguy cơ này. Hiệu quả duy trì có thể đạt từ 9 – 12 tháng mà không gây sưng đau hay bầm tím cho người sử dụng.
Tiêm filler quá liều lượng dẫn đến bầm tím
Đây cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ tiêm filler bị bầm tím. Do liều lượng filler vượt quá mức gây chèn ép lên các mạch máu xung quanh. Ngoài ra, tiêm quá liều lượng còn khiến cho vùng ca bị căng quá mức. Từ đó, dẫn đến biến dạng hoặc sưng tấy lâu ngày sau tiêm.
Tìm hiểu thêm: Tiêm filler cằm bị sưng cứng và cách xử lý an toàn
Chăm sóc sai cách sau khi tiêm filler gây bầm tím
Việc chăm sóc không đúng cách sau khi tiêm filler cũng làm tăng nguy cơ bầm tím. Thông thường trong khoảng 24 giờ sau khi tiêm, vết tiêm có thể chưa khép miệng nên đòi hỏi bạn phải vệ sinh sạch sẽ. Điều này sẽ ngăn chặn vi khuẩn, bụi bẩn tấn công gây viêm nhiễm bầm tím da. Nếu bạn không thực hiện tốt, không chăm sóc đúng cách sẽ khiến vết thương bị nhiễm khuẩn, bầm tím nặng và sưng đau kéo dài.
Hướng dẫn cách làm tan vết bầm khi tiêm filler
Có thể thấy có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho bạn gặp phải tình trạng tiêm filler bị bầm tím. Nếu bạn đang gặp phải hiện tượng này hãy tham khảo cách xử lý như sau:
Chườm đá lạnh
Trong ngày đầu sau tiêm nếu bạn gặp tình trạng tiêm filler bị bầm, sưng đau, hãy chườm đá lạnh. Bạn có thể sử dụng khăn sạch bọc lấy đá lạnh sau đó chườm lên vùng bầm tím khoảng 5 – 10 phút mỗi giờ.
Nhiệt độ lạnh sẽ làm co mạch máu, hạn chế chảy máu dưới da. Qua đó, làm giảm được tình trạng bầm tím sưng đau.
Tuy nhiên, cần lưu ý không được chườm quá khoảng thời gian ở trên vì chườm quá lâu, chườm đá liên tục có thể gây nhiễm trùng khu vực tiêm.
Kiêng một số thực phẩm
Một số loại thực phẩm có thể khiến cho tình trạng bầm tím, sưng đau sau tiêm filler trở nên nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn như các loại đồ nếp, hải sản, thịt gà, thịt bò, trứng, rau muống,…
Do đó bạn cũng nên chủ động kiêng các thực phẩm này cho đến khi tình trạng bầm tím này đã giảm đi. Ngoài ra cũng nên tránh các chất kích thích như rượu, bia,… Bởi rượu bia có thể khiến cho máu bị loãng và tăng khả năng bị bầm tím khi làm thẩm mỹ.
Tránh các tác động tì, đè lên vùng tiêm
Để tránh tình trạng bầm tím kéo dài bạn cũng cần tránh các tác động tì đè tại vùng được tiêm filler. Tác động này có thể làm xê dịch vị trí chất làm đầy so với ban đầu. Đồng thời, còn làm tăng nguy cơ bầm tím kéo dài, nhiễm trùng vết tiêm.
Thông thường sau khi tiêm filler trên vùng mặt bác sĩ thường khuyến khích khách hàng nằm ngủ ở tư thế kê cao vùng được tiêm. Hạn chế các môn thể thao vận động mạnh trong khoảng 1 – 2 ngày đầu để làm giảm tình trạng tiêm filler bị bầm, sưng đau.
Tránh tập thể dục sau khi tiêm filler
Việc tập luyện ngay sau khi tiêm filler có thể làm gia tăng nguy cơ bầm tím da. Ngoài ra, tập thể thao còn có thể khiến cho filler bị di chuyển đến các vị trí không mong muốn. Đồng thời cũng có thể làm cho vết thương bị nhiễm trùng do mồ hôi tiết ra tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào tổn thương da.
Tập luyện cũng làm tăng nhịp tim, huyết áp của bạn và từ đó vết thương sẽ chậm lành hơn rất nhiều. Do đó, để tránh tình trạng tiêm filler bị bầm tím bạn nên tránh các bài tập nặng trong ít nhất 3 ngày đầu tiên.
>>>>>Xem thêm: Sau khi tiêm filler có bị sưng không? Chuyên gia chia sẻ
Sử dụng thuốc nếu cần thiết
Trong trường hợp bầm tím kèm với sưng đau khiến khách hàng khó chịu bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc. Tùy theo từng tình trạng bác sĩ sẽ kê thuốc phù hợp. Tuy nhiên, cách làm tan vết bầm khi tiêm filler này thường không phổ biến.
Thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế
Trong trường hợp bạn thấy tình trạng bầm tím kéo dài nhiều ngày, không có dấu hiệu giảm. Hoặc bầm tím lan rộng, kèm theo sưng tấy, đau nhức bạn hãy nhanh chóng thăm khám tại cơ sở y tế. Bởi đây rất có thể là biến chứng của tiêm filler vào mạch máu hoặc vị trí tiêm filler bị nhiễm trùng.
Hãy chủ động thăm khám sớm để các bác sĩ trực tiếp kiểm tra và hướng dẫn điều trị kịp thời. Tuy nhiên, không được quay lại Spa để thăm khám và xử lý biến chứng tiêm filler bị bầm tím da kéo dài để tránh tiền mất, tật mang.
Tiêm filler bị bầm tím là tình trạng không hiếm gặp nhưng bạn không nên chủ quan. Hãy theo dõi trong vài ngày đầu sau tiêm nếu không có dấu hiệu giảm hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà để nhận được hỗ trợ điều trị an toàn, tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm. Chúc bạn luôn luôn mạnh khoẻ, tự tin và hạnh phúc với làn da đẹp!