Phụ nữ cho con bú tiêm filler được không? Chuyên gia giải đáp

Phụ nữ cho con bú tiêm filler được không? Chuyên gia giải đáp
Rate this post

Tiêm filler được đánh giá là an toàn vì vậy mà nhiều bà mẹ bỉm sữa muốn thực hiện để cải thiện nhan sắc sau sinh. Nhưng liệu phụ nữ cho con bú tiêm filler được không? Nếu đang có ý định làm đẹp bằng phương pháp này các mẹ bỉm đừng bỏ qua chia sẻ của chuyên gia trong bài viết sau nhé!

Tại sao tiêm filler được nhiều người lựa chọn

Trước khi giải đáp câu hỏi phụ nữ cho con bú tiêm filler được không hãy cùng tìm hiểu vì sao tiêm filler được nhiều người yêu thích và lựa chọn để làm đẹp. Filler hay chất làm đầy được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thẩm mỹ vì có nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Tính an toàn cao, đã được FDA chấp thuận sử dụng trong lĩnh vực thẩm mỹ. Filler được đưa vào dưới da thông qua đầu kim siêu nhỏ, ít xâm lấn, ít gây tổn thương và cũng là một trong những phương pháp thẩm mỹ ít biến chứng.
  • Thời gian thực hiện nhanh, chỉ mất khoảng 10 – 15 phút để đưa filler vào dưới da để trẻ hóa da, tạo hình một số vị trí trên gương mặt. Quy trình thực hiện không mất nhiều thời gian như các phương pháp thẩm mỹ khác.
  • Hiệu quả làm đẹp gần như tức thì, bạn có thể thấy rõ sau khi dứt mũi kim. Làn da của bạn sẽ trở nên căng bóng, tươi tắn. Với trường hợp tạo hình mũi, cằm, độn thái dương thì sẽ mất một thời gian ngắn để filler ổn định.
  • Không đòi hỏi phải nghỉ dưỡng lâu dài như các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ khác. Sau khi tiêm filler bạn hoàn toàn có thể đi làm, đi học bình thường, không ảnh hưởng đến công việc và học tập.

Phụ nữ cho con bú tiêm filler được không? Chuyên gia giải đáp

Chính vì có nhiều ưu điểm như vậy nên số người tin tưởng, lựa chọn tiêm filler để làm đẹp ngày càng nhiều hơn. Trong đó có không ít chị em sau sinh cũng muốn tìm hiểu xem đang cho con bú tiêm filler được không, để cải thiện làn da của mình.

Phụ nữ cho con bú tiêm filler được không?

Hầu hết các sản phẩm filler chính hãng hiện nay đều ghi trên bao bì là chống chỉ định cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Vì vậy với thắc mắc cho con bú tiêm filler được không thì câu trả lời là không nên. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, tốt nhất bạn không nên làm đẹp bằng filler trong giai đoạn này. 

Điều này được các chuyên gia lý giải như sau:

Tiêm filler có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ

Filler tuy an toàn với cơ thể nhưng ở giai đoạn sau sinh, bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh filler không ảnh hưởng đến sữa mẹ. Chính vì thế để đảm bảo an toàn tốt nhất bạn không nên tiêm filler để tránh nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng sữa, gián tiếp gây hại cho em bé.

Ngoài ra, nếu tiêm filler phải sử dụng đến các loại thuốc hỗ trợ như kháng sinh, kháng viêm, giảm đau thì cũng sẽ tác động đến việc tiết sữa và chất lượng sữa. Đôi khi còn gây mất sữa hoàn toàn do sử dụng kháng sinh liều cao sau khi tiêm filler.

Tiêm filler làm ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ

Nếu bạn thực hiện tiêm filler ở những địa chỉ kém chất lượng, người tiêm không có chuyên môn hoặc sử dụng filler không rõ nguồn gốc thì nguy cơ biến chứng rất cao. Nhẹ thì có thể sưng đau, bầm tím kéo dài, nặng thì có thể dẫn đến viêm, nhiễm trùng hoặc hoại tử.

Lúc này sẽ cần phải xử lý bằng việc dùng một số loại thuốc như kháng sinh. Khi người mẹ uống vào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa mẹ. Ngoài ra nếu như phải xử lý tiêm tan filler thì cũng sẽ không tốt cho sức khỏe người mẹ. Từ đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe em bé khi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ trong giai đoạn này.

Như vậy có thể thấy tiêm filler cho mẹ bỉm sau sinh tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Bởi vậy với thắc mắc phụ nữ cho con bú tiêm filler được không thì câu trả lời của các chuyên gia là KHÔNG NÊN thực hiện ở giai đoạn nhạy cảm này.

Tìm hiểu thêm: Biến chứng tiêm filler má có nguy hiểm không? Cách xử lý

Phụ nữ cho con bú tiêm filler được không? Chuyên gia giải đáp

Sau sinh bao lâu thì tiêm được filler?

Khi đã giải quyết được vấn đề  phụ nữ cho con bú tiêm filler được không thì có lẽ sẽ có nhiều người có thắc mắc này. Theo các chuyên gia chia sẻ, nếu chị em muốn làm đẹp bằng filler thì ít nhất phải sau sinh khoảng 6 tháng hoặc tốt nhất là khi đã cai sữa cho bé hoàn toàn. Hoặc khi bé đã chuyển sang uống sữa công thức hoàn hoàn.

Đây là thời điểm mà sức khỏe của người mẹ gần như đã được phục hồi. Cơ thể ở trạng thái tốt, không có vấn đề bất thường về sức khỏe khi tiêm sẽ đảm bảo an toàn tối đa.

Tiêm filler ở giai đoạn này nếu bạn thực hiện tại cơ sở uy tín, bác sĩ có kinh nghiệm, filler chất lượng sẽ không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe cũng như việc chăm em bé. Hiện nay cũng có không ít chị em thực hiện tiêm filler để cải thiện nhan sắc sau sinh đạt được hiệu quả tốt. Bạn có thể tham khảo để yên tâm hơn khi muốn làm đẹp bằng phương pháp này.

Những lưu ý khi bạn tiêm filler sau sinh

Trong trường hợp bạn thực hiện tiêm filler khoảng 6 tháng sau sinh thì cần chú ý một số vấn đề sau đây:

  • Filler không ảnh hưởng nhiều đến sữa mẹ nhưng nhiều trường hợp sau khi tiêm sẽ phải dùng kháng sinh. Nếu bạn cần dùng thuốc phải hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa trước. Nếu thuốc được phép sử dụng cho phụ nữ sau sinh thì bạn có thể dùng.
  • Lên chế độ chăm sóc hợp lý bởi sau khi tiêm filler bạn sẽ phải chú ý kiêng cữ một số vấn đề. Để không ảnh hưởng đến việc chăm sóc em bé bạn cần có kế hoạch để tránh làm giảm hiệu quả làm đẹp sau tiêm và ngăn chặn biến chứng không hay xảy ra.
  • Lựa chọn địa chỉ tiêm filler an toàn, uy tín, chỉ tiêm khi bác sĩ thực hiện là người có kinh nghiệm. Điều này sẽ giúp hạn chế được các biến chứng không hay xảy ra, tránh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và em bé sau khi làm đẹp.
  • Trước khi tiêm phải kiểm tra kỹ chất lượng của loại filler mà bạn sử dụng. Phải xác minh được nguồn gốc sản phẩm, còn hạn sử dụng hay không? Không tiêm các sản phẩm filler không có nhãn mác, không có tem bảo vệ an toàn.

Phụ nữ cho con bú tiêm filler được không? Chuyên gia giải đáp

>>>>>Xem thêm: Tiêm filler da có bị chảy xệ không? Chuyên gia giải đáp

Một số đối tượng chống chỉ định tiêm filler

Không chỉ mẹ bầu, mẹ bỉm bị chống chỉ định tiêm filler, phương pháp cũng cần hạn chế với các trường hợp sau để đảm bảo an toàn tuyệt đối:

  • Người có bướu lớn ở vùng điều trị;
  • Trường hợp có tiền sử bệnh tự miễn;
  • Rối loạn đông máu, máu khó đông hoặc không đông;
  • Quá mẫn cảm với một trong các thành phần của chất làm đầy; 
  • Có dấu hiệu viêm hoặc nhiễm trùng gần chỗ tiêm;
  • Mang thai hoặc đang cho con bú;
  • Người từng thực hiện làm đẹp với silicone hoặc bằng chất liệu tiêm không rõ ràng trước đó;
  • Người bệnh dùng thuốc chống đông máu, thuốc chống kết tập tiểu cầu…

Trên đây là những chia sẻ giúp bạn giải đáp được thắc mắc phụ nữ cho con bú tiêm filler được không. Nếu bạn đang có ý định tiêm filler trong giai đoạn này tốt nhất nên thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hướng dẫn thực hiện an toàn nhất. Đừng quên liên hệ với Dr.thaiha nếu bạn cần sự trợ giúp từ các bác sĩ đầu ngành da liễu thẩm mỹ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5