Peel da hoá học là gì? Có hại cho da không?

Peel da hoá học là gì? Có hại cho da không?
Rate this post

Peel da hóa học hay thay da hóa học đã không còn xa lạ với chúng ta. Phương pháp làm đẹp được thực hiện chỉ với các hoạt chất acid ở các nồng độ khác nhau nhằm mang đến sự thay đổi của da. Peel da hóa học được ứng dụng trong trẻ hóa và điều trị tình trạng tăng sắc tố da, mụn và sẹo mụn… với hiệu quả cao và đảm bảo an toàn cho người dùng. 

Peel da hóa học là gì?

Peel da hóa học là một trong những phương pháp giúp thúc đẩy thời gian tái tạo của da. “Công cụ” giúp làm trẻ hóa da được sử dụng chính là các hoạt chất acid được cấp phép sử dụng theo đúng quy định. Do đó, peel da hóa học được nằm trong danh sách các phương pháp thẩm mỹ nội khoa được yêu thích nhất.

Cơ chế peel da sẽ là sử dụng acid để tác động cả tầng nông và tầng sâu của da. Hoạt chất peel da sẽ giúp loại bỏ lớp tế bào gia già cỗi. Cùng với đó là để lại những tổn thương mà mắt thường không thể quan sát thấy. Thông qua đó sẽ tận dụng khả năng tự chữa lành của da để cải thiện các vấn đề về sắc tố, kết cấu da và làm trẻ hóa da tự nhiên nhất.

Tuy nhiên, kết quả peel da hóa học sẽ không giống nhau. Tùy theo sản phẩm peel được sử dụng, cấp độ peel da được thực hiện cũng như kỹ thuật peel da. Và peel da cũng không phải là giải pháp làm đẹp cấp tốc như nhiều người vẫn nghĩ bạn nhé.

Peel da hoá học là gì? Có hại cho da không?

Các cấp độ peel da hóa học được thực hiện

Peel da hóa học được thực hiện với các cấp độ khác nhau. Hoạt chất peel sẽ có sự thay đổi về cả thành phần và nồng độ acid. Từ đó, da cũng sẽ gặp một số các dấu hiệu sau peel. Cụ thể như sau;

Peel da bề mặt (peel da nông)

Sản phẩm peel da thường là loại có chứa axit glycolic hoặc salicylic. Tác dụng trên bề mặt da giống như hiệu quả tẩy da chết. Peel da mức độ nông sẽ giúp loại bỏ da chết và các lớp da già cỗi, cải thiện sự sừng hóa của da để giúp da trở nên mềm mịn tự nhiên hơn.

Với cấp độ peel bề mặt thì sẽ rất ít gặp tổn thương da. Hầu như không gây ra các dấu hiệu đỏ rát hoặc châm chích sau peel. Cũng ít gặp tình trạng bong tróc da sau peel. Do đó, thời gian phục hồi thường rất ngắn và có thể thực hiện peel da hóa học định kỳ để làm trẻ hóa da.

Peel da hóa học cấp độ trung bình

Với cấp độ peel trung bình thì sẽ nâng nồng độ acid trong các buổi peel da. Có thể sử dụng  axit glycolic hoặc salicylic hay TCA từ 30-70% tùy theo từng mục đích. Các hoạt chất peel không chỉ hoạt động trên bề mặt da mà sẽ xuyên qua thượng bì, tác động đến cả trung bì.

Peel da hóa học cấp độ trung bình được sử dụng để khắc phục các dấu hiệu tổn thương da do ánh nắng mặt trời trên diện rộng, các nếp nhăn sâu. Quá trình peel da cũng sẽ có thể gây ra các tác dụng phụ gồm sưng đau, châm chích, ngứa ngáy và đặc biệt là tình trạng bong tróc sau peel da.

Peel da hóa học cấp độ sâu

Peel da cấp độ sâu và rất sâu được thực hiện theo chỉ định y khoa. Bởi các hoạt chất peel được sử dụng sẽ có nồng độ acid cao trên 70% nên nguy cơ gây tổn thương da rất cao. Bao gồm các sản phẩm peel da chứa TCA, phenol đậm đặc.

Peel da vừa và sâu chứa nồng độ cao hợp chất hoạt tính thấm sâu vào da và phải được thực hiện bởi chuyên gia như bác sĩ da liễu để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. Ứng dụng trong điều trị mụn, sẹo mụn, thâm mụn và nám da hoặc các tổn thương do ánh nắng mặt trời gây ra…

Nhìn chung, mọi cấp độ peel da đều sẽ an toàn nếu như chúng ta có kế hoạch cụ thể. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia da liễu hoặc kỹ thuật viên được đào tạo trước khi quyết định thực hiện peel da sinh học.

Tìm hiểu thêm: Quy trình peel da chuẩn y khoa bạn cần biết

Peel da hoá học là gì? Có hại cho da không?

Tác hại của peel da hóa học là gì?

Khi nhu cầu peel da ngày càng nhiều thì cũng là lúc mà số lượng ca biến chứng peel da được gia tăng. Tác hại của peel da sinh học xuất phát từ một số các nguyên nhân sau:

  • Sử dụng hoạt chất peel da không phù hợp với tình trạng da và kém chất lượng. 
  • Sử dụng hoạt chất peel da sinh học có nồng độ quá cao và lạm dụng peel da.
  • Không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng khi peel da, cố tình peel khi da bị yếu và có tổn thương, viêm nhiễm.
  • Tự ý thực hiện peel da tại nhà, không tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ về kế hoạch peel da an toàn.
  • Chăm sóc và phục hồi da sau peel chưa thực sự khoa học khiến cho peel da gặp tác dụng phụ và biến chứng thẩm mỹ…

Một số những tác hại của peel da mà bạn có thể sẽ phải đối mặt gồm:

  • Da bị tổn thương, phổ biến nhất là tình trạng bỏng hóa chất peel khiến cho da bị phồng rộp gây cảm giác đau đớn, khó chịu.
  • Lột sâu với  phenol có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như suy tim, gan hoặc thận…
  • Việc lột da sâu có thể phải gây mê toàn thân và nếu không được cấp cứu sẽ nguy hiểm đến tính mạnh.
  • Peel da hóa học cũng có thể làm hỏng cấu trúc da. Với người dễ bị sẹo lồi thì nguy cơ bị sẹo khi peel da không khoa học sẽ là rất cao.
  • Một số người có thể gặp tình trạng tăng sắc tố da sau khi peel khiến cho da bị loang lổ và không đều màu.
  • Đối với những người có da nhạy cảm hoặc đang gặp phải các bệnh lý da liễu như eczema, rosacea, hoặc viêm da,… peel da hóa học có thể gây kích ứng nghiêm trọng hoặc làm tình trạng da tồi tệ hơn.

Hướng dẫn peel da hóa học an toàn và hiệu quả

Nếu bạn đang muốn cải thiện tình trạng da của mình thì hãy đầu tư các liệu trình peel da hóa học chuẩn y khoa. Dr.thaiha sẽ đưa ra cho bạn những hướng dẫn peel da an toàn và hiệu quả như sau:

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước liệu trình peel da

Trước khi quyết định thực hiện peel da hóa học, bạn hãy gặp bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia chăm sóc da để đánh giá tình trạng da của bạn và xác định loại hoạt chất peel và nồng độ acid phù hợp. Hãy bắt đầu peel ở bề mặt sau đó xem khả năng đáp ứng của da để chuyển sau liệu trình peel chuyên sâu hơn.

Chuẩn bị cho da trước khi peel

Trước khi thực hiện peel da hóa học, bạn cần đảm bảo da được làm sạch hoàn toàn để loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và mỹ phẩm trang điểm. 

Bác sĩ có thể yêu cầu dùng thuốc kháng vi-rút để ngăn ngừa nhiễm trùng và đề nghị bạn tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc ngừng uống thuốc điều trị mụn trứng cá để tối ưu hiệu quả.

Thời gian chuẩn bị trước peel có thể chỉ là vài ngày nhưng đôi khi cũng sẽ kéo dài. Chỉ peel da khi da của bạn đã được chuẩn bị tốt và khỏe mạnh hoàn toàn.

Peel da hoá học là gì? Có hại cho da không?

>>>>>Xem thêm: Những lưu ý khi trước và sau khi peel da

Thực hiện peel da hóa học

Nếu đây là lần đầu tiên bạn sử dụng sản phẩm peel da tại nhà, thực hiện một bài kiểm tra nhỏ trên vùng da nhỏ để kiểm tra phản ứng của da như thế nào. Hãy để cho các bác sĩ chuyên khoa thực hiện các thao tác peel da an toàn để tránh gây tổn thương da.

Lưu ý, quá trình peel sẽ được thực hiện trong 5-10 phút đồng hồ, tùy cấp độ peel được thực hiện là gì. Một số trường hợp sẽ cần trung hòa acid sau một vài phút peel da để giảm thiểu cảm giác châm chích, khó chịu sau peel.

Chăm sóc sau khi peel

Chú ý đến bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như đỏ, sưng, ngứa hoặc đau. Nếu có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào, hãy liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ thăm khám và điều trị kịp thời nhất.

  • Sử dụng kem dưỡng ẩm không chứa hương liệu để giúp làm dịu và cấp nước cho da.
  • Sử dụng kem chống nắng với chỉ số SPF cao và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
  • Tránh sử dụng các sản phẩm chứa retinoids, vitamin C, hoặc các sản phẩm có tính chất tẩy da mạnh.
  • Không cào hoặc bóc da. Thay vào đó bạn hãy để da tự nhiên hồi phục và không can thiệp vào quá trình tái tạo da.
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc da phù hợp, như sữa rửa mặt dịu nhẹ và kem chống nắng, để duy trì kết quả và bảo vệ da.

Dr.thaiha hy vọng với những gì được chia sẻ đã giúp bạn biết được peel da hóa học là gì, có tác dụng gì và có an toàn hay không. Và nếu như bạn đang muốn peel da thì hãy lựa chọn Dr.thaiha để có thể được trải nghiệm quy trình thẩm mỹ hiện đại với các sản phẩm peel da tốt nhất thị trường nhé. 

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5