Khi nhận thấy các dấu hiệu tiêm filler môi hỏng bạn cần phải chủ động thăm khám càng sớm càng tốt. Nếu không được xử lý kịp thời tình trạng này có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Những hình ảnh được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn chính xác hơn về mức độ nguy hiểm khi tiêm filler môi bị hỏng.
Contents
Tiêm filler môi bị hỏng có phổ biến không?
Theo chia sẻ của các chuyên gia, tình trạng tiêm filler môi bị hỏng đang ngày càng phổ biến hơn. Hiện nay nhu cầu làm đẹp bằng filler ngày càng lớn vì thế mà các cơ sở cung cấp dịch vụ này cũng ngày càng nhiều hơn.
Đa phần những trường hợp xuất hiện dấu hiệu tiêm filler môi hỏng đều là do chị em tự ý thực hiện mà không qua thăm khám, không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Chị em tìm đến những cơ sở làm đẹp không đảm bảo chất lượng dẫn đến các ca tiêm môi filler hỏng ngày càng trở nên phổ biến.
Không khó để bắt gặp các ca biến chứng do tiêm filler môi hỏng tại các bệnh viện hiện nay. Có những trường hợp phát hiện sớm, được xử lý kịp thời thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng cũng có nhiều người gặp biến chứng do tiêm filler môi hỏng nhiều lần dẫn đến việc xử lý vô cùng phức tạp.
Thậm chí có các nhiễm trùng, hoại tử nghiêm trọng, dù đã được xử lý nhưng vẫn để lại ảnh hưởng vĩnh viễn về sau. Môi bị biến dạng, không thể khôi phục lại như ban đầu dẫn đến ảnh hưởng lâu dài về mặt tâm lý, khiến cho chị em cảm thấy tự ti, xấu hổ.
Bởi vậy nên bạn tuyệt đối không nên chủ quan với việc tiêm filler môi khi mà các ca bị hỏng đang ngày càng nhiều lên như hiện nay. Chủ động tìm hiểu, nắm chắc các dấu hiệu nhận biết để xử lý đúng cách, kịp thời khi không may gặp phải.
Những dấu hiệu tiêm filler môi bị hỏng qua hình ảnh cụ thể
Tiêm filler môi bị hỏng có nhiều dạng khác nhau, dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn nhận biết nhanh chóng biến chứng này.
Môi bầm tím nghiêm trọng sau khi tiêm filler
Đây cũng là một dấu hiệu tiêm filler môi hỏng thường thấy, xảy ra do kỹ thuật tiêm không đúng, tiêm sai vị trí. Thông thường sau khi tiêm bạn có thể bị bầm tím nhẹ đây là hiện tượng bình thường do mũi kim làm tổn thương các mạch máu dưới da.
Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy tình trạng bầm tím kéo dài, chuyển dần sang màu sẫm hơn, thậm chí thâm đen thì đây chính là biểu hiện của tiêm filler môi đã bị hỏng do mô mềm đã bị chết hoàn toàn gây biến dạng môi.
Nếu không được xử lý sớm, bầm tím có thể lan rộng sang các vùng da lân cận dẫn đến hoại tử gây mất mô, để lại sẹo mất thẩm mỹ.
Tràn filler gây biến dạng môi
Khi tiêm filler môi quá liều sẽ dẫn đến tình trạng biến dạng môi. Môi sẽ bị làm dày quá mức và trở nên thô cứng. Ngoài ra, nguy cơ bị tràn filler đến vùng quanh môi sẽ là rất cao và lúc này bạn chẳng thể nào có được sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày.
Môi bị đau nhức kéo dài
Trước khi tiêm filler môi thì khách hàng sẽ được tiêm thuốc tê. Sau khi tiêm xong, thuốc tê sẽ hết công dụng bạn có thể cảm thấy hơi đau, khó chịu. nhưng nếu nhận thấy tình trạng đau nhức kéo dài thì bạn không nên chủ quan. Đây là dấu hiệu tiêm filler môi hỏng mà bạn cần để ý, phát hiện và xử lý sớm
Tìm hiểu thêm: Phụ nữ cho con bú tiêm filler được không? Chuyên gia giải đáp
Ngoài đau nhức thì môi sẽ bị sưng tấy. Nếu không được xử lý sớm, môi có thể bị cứng, mất cảm giác, biến dạng, không còn cân đối và không hoạt động được bình thường.
Tiết dịch ở môi
Đây cũng là một dấu hiệu tiêm filler môi hỏng mà bạn cần cẩn trọng. Tình trạng chảy dịch là do filler kém chất lượng, có chứa các thành phần kích ứng với cơ thể khiến cho môi tiết dịch kéo dài.
Ban đầu môi nổi các nốt mụn li ti trên bề mặt, có màu vàng nhạt, sau đó là chảy tiết các dịch vàng. Bạn có thể bắt gặp dấu hiệu này sau vài ngày tiêm.
Dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử
Hoại tử mô xảy ra khi các mô mềm bị chết. Nguyên nhân có thể là do sự tấn công của vi khuẩn gây nhiễm trùng môi trong quá trình tiêm filler. Hoặc cũng có thể là do mô tế bào môi không nhận được dinh dưỡng do tiêm filler gây chèn, tắc mạch máu. Lâu dần môi sẽ bị hoại tử và để lại sẹo xấu.
Các dấu hiệu của tiêm filler môi bị hỏng ít nhiều đều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như mặt thẩm mỹ. Nghiêm trọng hơn là các biến chứng hoại tử không được xử lý đúng cách còn đe dọa đến tính mạng. Chính vì vậy bạn không được chủ quan, khi nhận thấy triệu chứng bất thường cần chủ động thăm khám tại cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Những nguyên nhân chính khiến cho bạn tiêm filler môi hỏng
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến xuất hiện các dấu hiệu tiêm filler môi hỏng. Trong đó, phổ biến nhất là:
- Kỹ thuật tiêm của bác sĩ không đúng, tiêm sai vị trí do còn thiếu kinh nghiệm hoặc không được đào tạo bài bản, đúng chuyên môn. Tiêm nhầm vào mạch máu gây tắc mạch, nhiễm trùng, áp xe.
- Do tiêm filler không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, khiến cho filler không tự đào thải ra ngoài cơ thể hoặc gây kích ứng sau khi tiêm.
- Do xác định sai liều lượng filler cần dùng, tiêm sai liều lượng hoặc không đủ liều khiến cho dáng môi không được như mong muốn.
- Chăm sóc sau khi tiêm filler không đúng cách khiến cho filler dịch chuyển sang vị trí lân cận, khiến cho môi mất cân đối, không đạt được hiệu quả thẩm mỹ như mong muốn.
Một ca tiêm filler hỏng có thể chỉ xuất phát từ một nguyên nhân. Nhưng đôi khi cũng sẽ bắt gặp những trường hợp tiêm môi hỏng do đa dạng các nguyên nhân khác nhau gây ra. Chính vì thế, bạn cần thận trọng khi sử dụng filler để trẻ hoá đôi bờ môi của mình nhé.
>>>>>Xem thêm: Tiêm filler sau 2 đến 3 năm bị sưng là do nguyên nhân gì?
Cách xử lý khi thấy dấu hiệu tiêm filler môi bị hỏng
Khi xuất hiện các dấu hiệu tiêm filler môi hỏng bạn nên thăm khám sớm tại cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và mức độ biến chứng. Tùy theo từng tình trạng bác sĩ sẽ tư vấn hướng xử lý đúng đắn nhất. Một số biện pháp khắc phục khi tiêm môi filler bị hỏng đang được áp dụng hiện nay là:
Dùng các loại thuốc bôi: Các loại thuốc được chỉ định có tác dụng giảm sưng tấy, bầm tím, đau nhức ở vùng môi. Bác sĩ thường chỉ định thuốc uống kết hợp với thuốc bôi để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
- Tiêm thêm filler: Với những trường hợp tiêm filler hỏng dẫn đến việc mất cân đối do lượng filler quá ít thì bác sĩ có thể chỉ định tiêm thêm filler để giúp cho đôi môi cân đối, hài hòa hơn.
- Tiêm tan filler: Nếu xảy ra biến chứng như tắc mạch, chèn mạch do tiêm quá nhiều filler và chưa ảnh hưởng nghiêm trọng sẽ cần tiêm tan filler để tránh hoại tử và ảnh hưởng đến các cơ quan khác.
- Hút, nạo vét filler: Với những trường hợp biến chứng nặng, hoặc tiêm phải filler vĩnh viễn thì cần phải nạo hút dịch mủ và lượng filler đã tiêm ra ngoài. Bên cạnh đó là phải sử dụng một số loại thuốc để điều trị biến chứng được hiệu quả nhất.
Nhìn chung tiêm filler môi hỏng có thể khắc phục được nếu như phát hiện và xử lý sớm. Nếu bạn đang có ý định tạo hình môi bằng phương pháp này hãy chủ động tìm hiểu và nắm chắc các dấu hiệu tiêm filler môi hỏng để nếu không may xảy ra có thể phát hiện sớm. Nếu cần thêm sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa, hãy chủ động gọi cho phòng khám Dr.thaiha để nhận hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất nhé.