Tiêm filler thỉnh thoảng bị sưng là do đâu?

Tiêm filler thỉnh thoảng bị sưng là do đâu?
Rate this post

Hỏi: Chào bác sĩ. Em đã tiêm filler ở môi, cằm được khoảng 4 tháng. Sau khi tiêm thì môi và cằm rất đẹp, không hề gặp dấu hiệu sưng đau khó chịu. Tuy nhiên, đến nay thì thi thoảng lại bị phù nề nhẹ ở vùng tiêm filler làm em khá lo lắng. Vậy xin hỏi bác sĩ tiêm filler thỉnh thoảng bị sưng là do đâu và liệu có phải là cảnh báo nguy hiểm không? Rất mong được bác sĩ tư vấn sớm.

Bùi Thị Lan (Thanh Hoá)

Chào bạn Lan, lời đầu tiên phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà xin chúc bạn và gia đình mạnh khoẻ, hạnh phúc. Về vấn đề mà bạn đang gặp phải, các bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ của chúng tôi xin có một vài tư vấn, chia sẻ liên quan đến tiêm filler thỉnh thoảng bị sưng là do đâu như sau:

Tiêm filler thỉnh thoảng bị sưng là do đâu?

Thường thì tình trạng sưng khi tiêm filler sẽ xảy ra sau khi thuốc tê hết tác dụng. Dấu hiệu sưng thường rất nhẹ nhàng và sẽ thuyên giảm theo thời gian. Da sẽ hết sưng hoàn toàn sau khi filler đã ổn định và thường sẽ mất khoảng 7 ngày để chúng ta thấy được điều này.

Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp dù cho tiêm filler một thời gian dài nhưng thi thoảng vẫn bị sưng. Mặc dù tỷ lệ không cao nhưng vẫn khiến cho nhiều người đặt câu hỏi riêm filler thỉnh thoảng bị sưng là do đâu và có nguy hiểm không.

Lý giải nguyên nhân tiêm filler thỉnh thoảng bị sưng là do đâu, Dr.thaiha xin đưa ra một số ý kiến sau:

Tiêm filler thi thoảng bị sưng do cơ địa

Với những người có cơ địa nhạy cảm thì sẽ dễ gặp tác dụng phụ khi tiêm filler hơn. Nguyên nhân là do cơ thể khó thích nghi hoàn toàn với các sản phẩm filler được sử dụng. Đây chính là lý do bạn gặp phải tình trạng tiêm filler đã được một thời gian nhưng thi thoảng vẫn gặp dấu hiệu sưng, phù nề da.

Tiêm filler thỉnh thoảng bị sưng là do đâu?

Chất lượng sản phẩm filler không đảm bảo

Tiêm filler thỉnh thoảng bị sưng là do đâu thì chính là do chất lượng sản phẩm filler không đảm bảo. Nguy cơ cao nhất sẽ là do bạn đã được tiêm filler có pha trộn quá nhiều tạp chất. Và đáng lo ngại hơn là bạn được tiêm filler không có khả năng tự phân huỷ. Silicon có trong filler có thể gây ra hàng loạt các phản ứng sưng viêm, thậm chí là gây hoại tử mô mềm ở trên một khu vực rộng.

Tiêm filler bị sưng do kỹ thuật không tốt

Tiêm filler thi thoảng bị sưng cũng có thể liên quan đến kỹ thuật tiêm. Bác sĩ chuyên khoa có tay nghề kém có thể tiêm filler quá gần các mạch máu và gây ra tình trạng chèn mạch ở mức độ nhẹ nhàng. Và từ đó vùng tiêm filler sẽ có dấu hiệu sưng, phù nề lặp lại nhiều lần sau khi tiêm filler được một thời gian dài.

Tiêm filler thi thoảng bị sưng do bạn uống rượu bia

Có một sự thật mà bạn có thể chưa biết là tình trạng phù nề của da khi làm thẩm mỹ có liên quan đến thói quen sử dụng rượu bia. Do đó, nếu bạn thường xuyên uống rượi bia khi tiêm và sau khi tiêm filler thì khả năng bị sưng sẽ rất cao. Không những thế, rượu bia còn làm giảm hiệu quả của tiêm filler thông qua việc thúc đẩy quá trình tự phân huỷ của chất làm đầy nhanh hơn tuổi thọ dự kiến…

Tiêm filler thi thoảng bị sưng có nguy hiểm không?

Tiêm filler thi thoảng bị sưng có thể không nguy hiểm nhưng cũng có thể là rất nguy hiểm. Và với kinh nghiệm thăm khám, điều trị biến chứng tiêm filler, Dr.thaiha khuyến cáo bạn thận trọng hơn với các dấu hiệu sưng bất thường này.

Các trường hợp cần thận trọng bao gồm:

  • Người tự tiêm filler tại nhà hoặc trước đó có sử dụng dịch vụ do Spa cung cấp và gặp phải hiện tượng sưng sau một thời gian dài tiêm filler.
  • Bạn không biết trước đó mình được sử dụng filler loại nào. Thận trọng với trường hợp được tiêm chất làm đầy vĩnh viễn, nghi ngờ silicon.
  • Bạn không xác định được liều lượng filler được tiêm vào cơ thể trước đó là ít hay nhiều và hiện tại thi thoảng vẫn bị sưng.
  • Mỗi lần bị sưng bạn nhận thấy có thêm các dấu hiệu đau, khó chịu gây ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống.
  • Hiện tượng sưng kéo dài và có thể kèm theo các dấu hiệu suy nhược cơ thể, mệt mỏi xuất hiện…

Cần làm gì khi tiêm filler thi thoảng vẫn bị sưng?

Hãy thăm khám nếu như nhận thấy vùng tiêm filler thi thoảng vẫn bị sưng, dấu hiệu sưng được lặp lại nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn. Bởi đây là cách tốt nhất để bạn biết được tiêm filler thỉnh thoảng bị sưng là do đâu và có giải pháp can thiệp kịp thời nhất.

Ngoài ra, để cải thiện các dấu hiệu sưng đau sau tiêm filler, bạn cũng có thể sử dụng túi chườm chuyên dụng hoặc một chiếc khăn mềm nhúng vào nước lạnh và đắp lên da. Cứ cách nửa tiếng lại chườm trong 5 phút để hiệu quả giảm sưng được tốt nhất. Phương pháp này có thể áp dụng ngay sau khi tiêm filler bị sưng hoặc các trường hợp tiêm filler thi thoảng bị sưng mà không rõ lý do bạn nhé.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chống phù nề không được khuyến khích, nhất là khi bạn chưa biết nguyên nhân tiêm filler thi thoảng bị sưng do đâu và có phải là biến chứng thẩm mỹ không. Nếu thấy da sưng, hãy chủ động liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được kê đơn thuốc phù hợp và được hỗ trợ theo dõi các phản ứng của da nhằm có giải pháp điều trị hiệu quả nhất.

Tìm hiểu thêm: Tiêm filler rãnh cười bị lệch là gì? Tiêm ở đâu uy tín

Tiêm filler thỉnh thoảng bị sưng là do đâu?

>>>>>Xem thêm: Tiêm filler gọn mặt là gì? Tiêm filler thon gọn mặt giá bao nhiêu?

Tiêm filler thi thoảng bị sưng có cần tiêm tan hay không?

Đa phần các trường hợp tiêm filler thi thoảng bị sưng sẽ cần được điều trị y tế chặt chẽ. Trong đó, giải pháp tiêm tan sẽ giúp ngăn chặn được biến chứng thẩm mỹ trong tương lai. Và tiêm tan filler hiện đang là chỉ định thường xuyên của bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ.

Mục đích của việc tiêm tan filler là để giúp thúc đẩy quá trình phân huỷ của chất làm đầy. Điều này có nghĩa là filler sẽ biến mất hoàn toàn trong cơ thể sau 1-2 ngày tiêm tan. Các dấu hiệu sưng do phản ứng của cơ thể với chất làm đầy filler hay biến chứng thẩm mỹ cũng biến mất vĩnh viễn.

Tuy nhiên, tiêm tan filler chỉ được áp dụng cho những trường hợp được tiêm filler HA trước đó. Nếu như khách hàng được tiêm sản phẩm filler có thành phần khác thì sẽ không thể áp dụng giải pháp tiêm tan filler. Bắt buộc các bác sĩ sẽ phải thực hiện nạo vét filler để kiểm soát tình trạng tiêm filler bị thoảng bị sưng đang diễn ra.

Quy trình tiêm tan filler sẽ như sau:

  • Bước 1: Thăm khám để xác định tình trạng da, loại chất làm đầy được sử dụng và đưa ra hướng xử lý filler an toàn.
  • Bước 2: Tiến hành làm sạch và gây tê vùng da được tiêm filler. Một số trường hợp và vị trí tiêm giải không cần gây tê vẫn có thể thực hiện.
  • Bước 3: Tiến hành tiêm tan filler với liều lượng thuốc phù hợp. Yêu cầu tiêm đúng vị trí tồn tại filler và tiêm đúng lớp để tăng khả năng phân huỷ của filler.
  • Bước 4: Vệ sinh da và hướng dẫn chăm sóc da tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tái khám sau 3 ngày để xem filler đã tan hoàn toàn chưa và có giải pháp bổ sung thuốc phù hợp…

Trên đây là một vài tư vấn về câu hỏi tiêm filler thỉnh thoảng bị sưng là do đâu mà bạn Lan và rất nhiều người đang quan tâm tìm hiểu. Nếu bạn đang nghi ngờ gặp biến chứng tiêm filler và muốn nhận được sự hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ, hãy chủ động liên hệ với phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà để được tư vấn thăm khám, điều trị nhanh chóng và hiệu quả nhất. Trân trọng!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5