Tiêm filler sau 2 năm bị sưng là biến chứng không phổ biến tuy nhiên vẫn có những trường hợp gặp phải. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Để được giải đáp rõ hơn bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây.
Contents
Tiêm filler là phương pháp như thế nào?
Trước khi tìm hiểu về tiêm filler sau 2 năm bị sưng, bạn có thể tham khảo những thông tin tổng quan về phương pháp làm đẹp này. Tiêm filler là phương pháp thẩm mỹ sử dụng chất làm đầy có thành phần acid hyaluronic. HA được biết đến là thành phần lành tính, an toàn với sức khỏe và đã được FDA, bộ Y tế cấp phép sử dụng trong lĩnh vực thẩm mỹ. Do đó, Filler HA mang đến những công dụng tuyệt vời, giúp cho bạn sở hữu được vẻ đẹp hoàn mỹ hơn.
- Filler có tác dụng tạo hình một số bộ phận trên gương mặt: Chẳng hạn như dùng filler nâng mũi, làm đầy và tạo hình kiểu môi, tạo hình cằm V-line, làm đầy má, độn thái dương.
- Giảm các dấu hiệu lão hóa: Filler giúp làm đầy rãnh sâu trên da, rãnh cười, cải thiện các nếp nhăn. Sau khi tiêm, filler giúp làn da căng bóng, tươi trẻ hơn sau khi tiêm.
- Làm chậm lão hóa da: Thông qua việc cấp ẩm tự nhiên cho da để giúp da khỏe mạnh hơn. Đồng thời tiêm filler cũng giúp ổn định cấu trúc da, tăng sức đề kháng của da để làm trẻ hóa lâu dài hơn.
Tiêm filler là quy trình thẩm mỹ không quá phức tạp nhưng đòi hỏi sự chính xác cao. Khi bạn thực hiện ở cơ sở chuyên khoa uy tín, được cấp phép, sử dụng filler chất lượng, bác sĩ tiêm có tay nghề sẽ rất ít biến chứng. Tiêm filler được đánh giá là an toàn và bạn có thể tiêm định kỳ để duy trì hiệu quả thẩm mỹ.
Do có nhiều ưu điểm nên tiêm filler ngày càng được yêu thích. Nếu bạn muốn cải thiện một số khuyết điểm trên khuôn mặt, giảm các dấu hiệu lão hóa thì bạn có thể tham khảo sử dụng phương pháp này.
Tiêm filler có bị sưng không?
Tiêm filler có thể gây sưng nhẹ sau quá trình tiêm. Sưng là một phản ứng bình thường của cơ thể đối với việc chèn một chất lạ vào da và thường không đáng lo ngại. Các yếu tố sau có thể ảnh hưởng đến mức độ sưng:
- Loại filler: Các loại filler khác nhau có thể gây mức độ sưng khác nhau. Ví dụ, filler hyaluronic acid thường gây sưng nhẹ hơn so với một số loại filler khác do HA được cơ thể đáp ứng tốt nhất.
- Kỹ thuật tiêm: Tay nghề của bác sĩ và kỹ thuật tiêm cũng ảnh hưởng đến mức độ sưng. Bác sĩ có kinh nghiệm và kỹ thuật tốt thường sẽ giảm thiểu được sưng tấy.
- Vùng tiêm: Một số khu vực trên khuôn mặt có xu hướng sưng nhiều hơn, chẳng hạn như môi hay khu vực lân cận sẽ dễ bị sưng hơn các vị trí tiêm khác.
- Phản ứng cá nhân: Mỗi người có phản ứng khác nhau với việc tiêm filler. Một số người có thể bị sưng nhiều hơn người khác. Cái này sẽ liên quan đến cơ địa của khách hàng, ảnh hưởng trực tiếp bởi khả năng đáp ứng của cơ thể với chất làm đầy filler.
Thông thường, sưng sẽ giảm sau vài ngày đến một tuần sau thủ thuật tiêm filler. Nếu bạn gặp phải sưng nhiều, đau đớn hoặc các triệu chứng bất thường khác, bạn nên liên hệ với bác sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời. Nhất là với các trường hợp tiêm filler xong không bị sưng, sưng ít nhưng lại bị sưng nhiều sau khi tiêm được một thời gian dài, 2-3 năm…
Tiêm filler sau 2 năm bị sưng nguyên nhân do đâu?
Các biến chứng chỉ xảy ra khi bạn thực hiện ở cơ sở không được cấp phép, sử dụng filler kém chất lượng. Trong đó tình trạng tiêm filler sau 2 đến 3 năm bị sưng cũng là biến chứng bắt nguồn từ nguyên nhân này. Cụ thể:
Tiêm filler sau 2 năm bị sưng do quy trình không đảm bảo
Khi bạn thực hiện tại địa chỉ kém chất lượng thì rất dễ gặp phải biến chứng này. Quá trình thực hiện bác sĩ không vệ sinh da, không đảm bảo sát khuẩn. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào vùng có vết thương. Lượng vi khuẩn phát triển dần theo thời gian sẽ tạo nên tình trạng sưng, hình thành các khối áp xe tại vị trí tiêm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiêm filler sau 2 năm bị sưng.
Tiêm filler sau 3 năm bị sưng do dùng filler chất lượng kém
Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sau 2 năm hoặc thậm chí tiêm filler sau 3 năm bị sưng. Hiện nay có nhiều loại filler khác nhau đang được bán trên thị trường.
Nếu sử dụng filler không rõ nguồn gốc sau một khoảng thời gian tiêm vào, filler không tan hoặc không tan hết. Đặc biệt là khi một số cơ sở sử dụng filler giá rẻ, thành phần không phải là Ha mà là silicon lỏng. Từ đó làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, tắc nghẽn mạch máu gây sưng đau nghiêm trọng, hoại tử vùng da tiêm filler.
Tìm hiểu thêm: Hình ảnh trước và sau khi tiêm má baby có thể bạn chưa biết
Do bạn chăm sóc không đúng cách sau khi tiêm filler
Việc chăm sóc sau khi tiêm filler không chỉ quyết định hiệu quả thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến khả năng tan của filler. Nếu bạn chăm sóc không đúng cách cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến tiêm filler sau 2 năm bị sưng.
Chẳng hạn như bạn thường xuyên vận động mạnh, tác động mạnh đến vùng tiêm khiến cho filler bị dịch chuyển. Hoặc để cho vị trí tiêm filler va đập với vật thể cứng dù là 2 năm sau tiêm cũng có thể khiến cho filler bị ảnh hưởng. Từ đó làm tăng nguy cơ sưng đau, viêm nhiễm.
Tiêm filler bị sưng vì tiêm sai kỹ thuật
Nếu thực hiện ở những cơ sở mà bác sĩ có tay nghề non yếu, tiêm không chính xác, tiêm sai vị trí, tiêm sâu vào mạch máu cũng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm sau 2 đến 3 năm tiêm filler. Đây là nguyên nhân hình thành các khối áp xe, sưng viêm, tắc nghẽn mạch máu nguy hiểm.
Cách xử lý khi tiêm filler sau 2 năm bị sưng
Khi gặp tình trạng tiêm filler sau 2 năm bị sưng bạn có thể thực hiện các biện pháp giảm sưng tự nhiên gồm áp đá lạnh vào vùng tiêm trong 10-15 phút mỗi giờ trong 24 giờ đầu tiên. Tránh xoa bóp hoặc chạm vào vùng tiêm.
Tuy nhiên, việc quan trọng trước mắt là cần chủ động thăm khám tại cơ sở chuyên khoa uy tín để các bác sĩ chẩn đoán, xác định tình trạng. Sau đó bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn phương án xử lý kịp thời và đúng đắn nhất.
Theo kinh nghiệm của phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà, sưng sau tiêm filler 2 năm là dấu hiệu bất thường, cảnh báo vùng tiêm bị viêm nhiễm, mưng mủ. Phương pháp xử lý hiệu quả lúc này là loại bỏ hoàn toàn filler ra khỏi cơ thể bởi filler sẽ khó có thể tiêm tan hoặc đợi tan tự nhiên.
Trước hết bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vùng sưng, chích rạch để dẫn lưu mủ ra khỏi vị trí sưng đau. Sau đó nạo vét để đưa filler tồn đọng ra khỏi cơ thể. Cuối cùng, khách hàng sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc như kháng sinh, kháng viêm để phòng tránh viêm nhiễm phát sinh.
Tùy thuộc vào mức độ sưng đau, liều lượng tiêm filler mà thời gian xử lý có thể dài, ngắn khác nhau. Có những trường hợp sẽ chỉ cần một lần loại bỏ filler. Nhưng cũng có những trường hợp, sử dụng filler vĩnh viễn tiêm vào cơ thể, filler đã len lỏi vào các cơ quan lân cận. Do đó cần theo dõi, kiểm tra định kỳ để phát hiện và xử lý sớm.
>>>>>Xem thêm: Tiêm môi có được uống bia không? Có phải kiêng không?
Những điều cần lưu ý khi điều trị tiêm filler sau 2 năm bị sưng
Điều trị tiêm filler sau 2 năm bị sưng khá phức tạp, do đó bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau:
- Cần lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không đến các spa nhỏ, bác sĩ không có chuyên môn dẫn đến xử lý sai cách, khiến tình trạng nặng hơn.
- Sau khi điều trị cần chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng tiêm filler bị sưng. Nên sử dụng nước muối sinh lý để rửa vùng tổn thương để tránh tích tụ vi khuẩn, phát sinh viêm nhiễm.
- Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không tùy ý dùng các loại thuốc không có trong đơn kê. Trường hợp dùng thuốc có các phản ứng lạ cần báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
- Có chế độ ăn uống hợp lý, nên uống mỗi ngày khoảng 2 lít nước để hỗ trợ đẩy nhanh quá trình phục hồi, hạn chế tích máu bầm. Tích cực bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để hỗ trợ phục hồi tổn thương được nhanh hơn.
- Cần tránh các hoạt động mạnh, xông hơi, massage hoặc đụng chạm đến vùng vừa điều trị vì sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, tổn thương lâu lành.
Tiêm filler sau 2 năm bị sưng không quá phổ biến nhưng một khi xảy ra sẽ tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó bạn tuyệt đối không được chủ quan. Khi có những dấu hiệu bất thường sau tiêm filler bạn có thể tới Dr.thaiha để được các bác sĩ hỗ trợ thăm khám và khắc phục các biến chứng thẩm mỹ liên quan. Trân trọng!