Tiêm filler cằm bị đỏ thường không nguy hiểm bởi đây chỉ là một tác dụng phụ thường gặp. Chấm đỏ xuất hiện ở chính vị trí đâm kim và thường có kích thước nhỏ, giống như vết côn trùng cắn. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp tiêm cằm bị đỏ trên diện tích rộng và từ đỏ chuyển thành bầm tím. Do đó, cần theo dõi các tổn thương ở cằm để có giải pháp chăm sóc, điều trị hiệu quả.
Contents
Tiêm filler cằm bị đỏ là như thế nào?
Tiêm filler cằm sẽ giúp tạo dáng cằm V.line mà không cần đưa vật liệu độn nhân tạo vào bên trong. Quá trình tạo hình cằm này sẽ không tác động dao kéo, không phải gây mê toàn thân nên sẽ hạn chế tối đa tổn thương cằm, đảm bảo hiệu quả và độ an toàn. Tiêm filler cằm giúp các đường nét của gương mặt có sự hài hòa một cách tự nhiên nhất.
Tiêm cằm bị đỏ không hiếm gặp, đây là dấu hiệu rất bình thường và có thể bắt gặp ở mọi khách hàng sau khi tiêm filler. Tiêm filler cằm bị đỏ ở chính vị trí đâm kim mà nguyên nhân là do quá trình tiêm filler gây tổn thương mô da. Vị trí cằm bị đỏ có thể bị phù nề đôi chút và đôi khi là châm chích da.
Kích thước các nốt đỏ thường rất nhỏ, giống như vết côn trùng cắn. Theo thời gian, triệu chứng tiêm filler cằm bị đỏ sẽ có sự cải thiện tự nhiên. Nhưng một số trường hợp sẽ bị đỏ cằm dai dẳng khiến cho khách hàng không khỏi lo lắng, bất an.
Khi nào cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa
Tiêm filler cằm bị đỏ chỉ là tác dụng phụ thông thường, ít nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu như bạn nhận thấy các dấu hiệu bất thường sau thì hãy chủ động thăm khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và có giải pháp điều trị phù hợp nhất.
- Tiêm filler cằm bị đỏ với việc gia tăng diện tích. Vùng da bị đỏ lan rộng theo thời gian, có thể là đỏ toàn cằm.
- Tiêm cằm bị đỏ sau đó chuyển dần sang các màu đỏ thẫm, bầm da, tím da và cằm bị tím đen.
- Tiêm filler cằm bị đỏ kèm sưng tấy ngày một nghiêm trọng. Người bệnh có cảm giác đau nhức, khó chịu.
- Cằm bị đỏ và tổn thương ở cằm lâu lành, có dấu hiệu loét da, tiết dịch mủ hoặc bị áp xe.
- Cằm bị đỏ dai dẳng, có dấu hiệu bị lệch, biến dạng và đơ cứng sau khi tạo hình thẩm mỹ.
- Đặc biệt chú ý với các trường hợp tiêm cằm bị đỏ sau một thời gian dài tiêm filler (vài tuần, vài tháng, vài năm)…
Tiêm filler cằm bị đỏ phải làm sao
Nếu bạn cảm thấy không yên tâm về các vết đỏ ở cằm, hãy chủ động thăm khám. Chú ý, chỉ thăm khám tình trạng tiêm filler cằm bị đỏ tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín và chất lượng. Không thăm khám tại các Spa để tránh “chữa lợn lành thành lợn què”. Bởi ngoài tác dụng phụ thì tiêm cằm bị đỏ dai dẳng cũng có thể tiềm ẩn rủi ro nhé.
Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện tốt các giải pháp chăm sóc tại nhà được gợi ý sau đây:
- Tránh việc soi gương quá nhiều và sờ nắn vùng cằm để giúp giảm sưng đỏ và làm cho filler định hình tốt hơn.
- Tránh trang điểm sau khi tiêm filler cằm, nhất là khi cằm còn đang bị đỏ và tổn thương da chưa lành hoàn toàn.
- Tránh không nặn mụn hoặc xông hơi để chăm sóc da sau khi tiêm filler. Hạn chế tác động mọi nguồn nhiệt đến vùng cằm.
- Tiêm filler cằm bị đỏ, sưng hoặc đau có thể thực hiện chườm lạnh để làm cho máu lưu thông tự nhiên, cải thiện nhanh tác dụng phụ.
- Dùng kháng sinh, kháng viêm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tạm dừng các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng có thể gây rối loạn đông máu.
- Tránh sử dụng rượu bia, các thực phẩm có khả năng gây dị ứng, kích ứng da sau khi tiêm filler để cằm không bị sưng đỏ và bầm tím…
Có nên tiêm filler cằm không?
Tình trạng tiêm filler cằm bị đỏ, sưng tấy và châm chích hoàn toàn không nguy hiểm. Và cho đến thời điểm hiện tại thì filler vẫn là lựa chọn số 1 để giúp chúng ta chỉnh dáng cằm đẹp tự nhiên, nhanh chóng và an toàn. Do đó, nếu muốn tiêm filler cằm bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để có sự hỗ trợ.
Tìm hiểu thêm: Tiêm filler râu rồng và những điều bạn cần biết
Đối tượng có thể tiêm filler cằm
- Người đủ 18 tuổi trở lên và không bị dị ứng với các thành phần của filler.
- Người muốn tạo hình cằm nhưng lại sợ tác động dao kéo, sợ đau.
- Người có cằm có khuyết điểm ở mức độ nhẹ đến trung bình.
- Người muốn sở hữu cằm V.line một cách nhanh chóng, không mất thời gian chờ.
- Người đã từng tiêm filler cằm và muốn tiêm bổ sung để duy trì hiệu quả.
- Người muốn phẫu thuật độn cằm cũng có thể tiêm filler trước để xem dáng cằm có phù hợp không…
Đối tượng không nên tiêm filler cằm
- Người chưa đủ tuổi hoặc người già không nên tiêm filler để làm đẹp.
- Người đang mắc các vấn đề sức khỏe như tiểu đường, tim mạch, rối loạn đông máu.
- Phụ nữ có thai hoặc người đang trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
- Người đã từng tiêm filler và bị dị ứng, kích ứng với filler cũng không nên tiêm cằm.
- Không tiêm filler cằm nếu như cằm của bạn có nhiều khuyết điểm như quá ngắn, quá lẹm…
- Không tiêm filler cằm nếu như cằm đang bị nhiễm trùng hoặc muốn duy trì hiệu quả vĩnh viễn…
Để tránh tình trạng tiêm filler cằm bị đỏ, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Trong đó, quan trọng nhất vẫn là lựa chọn sản phẩm filler có chất lượng tốt và tiêm với liều lượng phù hợp để tạo được dáng cằm đẹp tự nhiên và tránh gặp tác dụng phụ nguy hiểm.
Quy trình tiêm filler cằm chuẩn y khoa
Quy trình tiêm filler chuẩn y khoa sẽ giúp tránh được tình trạng cằm bị đỏ sau khi hoàn thành thủ thuật. Các bước tiến hành như sau:
- Tư vấn và đánh giá
Bác sĩ sẽ thảo luận với bệnh nhân về mục tiêu mong muốn và kiểm tra tình trạng sức khỏe, lịch sử y tế và tiền sử dị ứng thuốc gây tê, hoạt chất filler. Sau đó bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp tiêm filler phù hợp và lên kế hoạch điều trị.
- Vệ sinh và chuẩn bị tiêm filler cằm
Đây là thao tác bắt buộc nhằm đảm bảo an toàn khi tiêm filler cằm. Toàn bộ khu vực cằm sẽ được làm sạch để tránh nhiễm khuẩn. Khách hàng không cần làm vệ sinh cằm tại nhà, nhân viên y tế tại cơ sở thẩm mỹ sẽ hỗ trợ bạn hoàn thành thao tác này.
- Gây tê và sát trùng
Điều dưỡng viên sẽ giúp bạn ủ tê để giảm đau cho toàn bộ vùng cằm. Thời gian ủ tê thường sẽ mất khoảng 20 phút đồng hồ. Sau đó sẽ thực hiện sát khuẩn toàn bộ cằm trước khi tiêm chất làm đầy filler.
>>>>>Xem thêm: Tiêm filler mũi có an toàn không? Tiêm ở đâu uy tín?
- Tiêm filler tạo hình cằm
Bác sĩ sẽ sử dụng kim tiêm nhỏ để tiêm filler vào vị trí cụ thể trên cằm, tạo ra hình dáng và khối lượng mong muốn. Quy trình tiêm cằm sẽ mất khoảng 5 phút đồng hồ và do bác sĩ có tay nghề cao thực hiện sẽ tránh tình trạng tiêm filler cằm bị đỏ.
- Kiểm tra và điều chỉnh
Sau khi tiêm, bác sĩ sẽ kiểm tra kết quả và điều chỉnh nếu cần thiết để đảm bảo đạt được kết quả tốt nhất. Có thể tiêm bổ sung để tạo dáng cằm đẹp hơn. Cũng có thể thực hiện nắn bóp cằm để giúp filler định hình chuẩn hơn.
- Chăm sóc sau điều trị
Bước cuối cùng sẽ là thực hiện sát khuẩn da lần cuối, thoa kháng sinh tại vị trí tiêm filler cằm bị đỏ. Khách hàng sẽ được hướng dẫn về cách chăm sóc khu vực tiêm sau điều trị và những biểu hiện cần chú ý để có thể chủ động trước các diễn biến xấu…
Làm đẹp bằng filler không khó nhưng cũng chẳng hề đơn giản. Nhất là khi tiêm filler ở cằm thì nguy cơ biến chứng sẽ cao hơn do cần tiêm lượng filler nhiều hơn các khu vực khác. Chính vì thế bạn cần có sự đồng hành của bác sĩ chuyên khoa để có thể hoàn thành quy trình tiêm filler cằm một cách nhanh chóng, hạn chế tối đa tác dụng phụ và biến chứng thẩm mỹ.
Tại Dr.thaiha, bạn sẽ được trải nghiệm những dịch vụ làm đẹp đạt chuẩn với bác sĩ giỏi, sản phẩm chất lượng và các điều kiện y tế đạt chuẩn. Ngay lúc này, nếu bạn đang muốn tiêm filler cằm, tiêm filler mũi, tiêm filler má, tiêm thái dương… hãy chủ động liên hệ với phòng khám để nhận tư vấn hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất nhé. Trân trọng!