Tiêm filler bị phồng là bị gì? Có nguy hiểm không? Cách xử lý an toàn

Tiêm filler bị phồng là bị gì? Có nguy hiểm không? Cách xử lý an toàn
Rate this post

 

Tiêm filler bị phồng là việc hết sức bình thường. Nốt phồng nhỏ trên da sẽ không gây sưng đau và tự động biến mất chỉ sau một thời gian ngắn. Nhưng nếu các nốt phồng có kích thước lớn có kèm theo dấu hiệu đau buốt thì bạn hãy thận trọng hơn. Thăm khám để biết tại sao da bị phồng và điều này có nguy hiểm không để chủ động xử lý sớm.

Tiêm filler bị phồng là bị gì?

Trong thời gian qua, phòng khám Dr.thaiha đã nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến tình trạng da nổi nốt phồng sau khi tiêm filler. Có những phồng trên bề mặt da như bị côn trùng cắn. Có những nốt phồng có kích thước lớn hơn làm cho da bị căng cứng và đau nhức. Điều này khiến cho mọi người không khỏi lo lắng, bất an.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc tiêm filler bị phồng là hết sức bình thường. Hầu hết mọi người đều sẽ nhận thấy nốt phồng xuất hiện ngay sau khi tiêm filler hoặc sau một vài giờ đồng hồ. Nốt phồng da được biết đến là tác dụng phụ thường gặp khi làm đẹp với chất làm đầy filler.

Thực chất, tiêm filler bị phồng chính là hiện tượng sưng, phù nề da. Dấu hiệu kèm theo chính là cảm giác châm chích nhẹ nhàng và vị trí nốt phồng bị bầm tím. Hiện tượng này có thể diễn biến trong vài ngày sẽ tự động thuyên giảm và biến mất không dấu vết. Do đó, bạn có thể theo dõi các nốt phồng trong khoảng 1 tuần lễ nhé.

Tuy nhiên sẽ có nhiều yếu tố nguy cơ khiến cho vùng tiêm filler bị phồng. Trong đó, có những trường hợp bị phồng da được cảnh báo là nguy hiểm, cần được thăm khám và xử lý càng sớm càng tốt. Vậy nên, bạn không chủ quan nếu như nhận thấy bị trí tiêm filler phồng rộp một cách bất thường nhé.

Tiêm filler bị phồng là bị gì? Có nguy hiểm không? Cách xử lý an toàn

Nguyên nhân tiêm filler bị phồng da là gì?

Tiêm filler nông

Nếu filler được tiêm quá sâu nó sẽ dễ dàng bị hấp thụ bởi các mô bên dưới. Từ đó hiệu quả thẩm mỹ sẽ không được đảm bảo. Tuy nhiên, nếu như filler được tiêm quá nông, sát với bề mặt da thì sẽ dễ khiến cho vùng tiêm filler bị phồng. Các vết phồng này có thể là do cơ thể chưa đáp ứng hoàn toàn với chất làm đầy hoặc cũng có thể là filler tập trung ở chỉ một điểm.

Tiêm quá nhiều filler

Tiêm filler bị phồng sẽ xảy ra khi bạn sử dụng lượng filler quá nhiều. Kết hợp với việc tiêm tốc độ nhanh sẽ khiến cho filler bị vón cục. Lúc này, vùng tiêm filler sẽ lập tức bị căng phồng và các nốt phồng da thường sẽ có kích thước lớn hơn vết côn trùng cắn bạn nhé. Tiêm nhiều filler vừa gây lãng phí tài chính, vừa không đảm bảo được hiệu quả và độ an toàn bạn nhé.

Tiêm filler bị phồng do tổn thương mạch máu

Một lý do nữa khiến cho điểm tiêm filler của bạn bị phồng nhanh chóng, đau nhức và bầm tím kéo dài chính là do kỹ thuật tiêm filler không chuẩn gây ra tổn thương mạch máu. Đáng lưu ý nhất là tình trạng chèn, tắc mạch làm ảnh hưởng đến lưu thông máu tự nhiên.

Khi máu không lưu thông chậm hoặc ngừng lưu thông sẽ khiến cho da bị sưng phù, giống như các nốt phồng trên da. Và nếu như không làm thuyên tắc mạch sớm thì sẽ dẫn đến hoại tử mô mềm trên một diện tích rộng bạn nhé.

Vón cục filler khiến da bị phồng

Tình trạng vón cục filler tại vị trí tiêm sẽ khiến cho da bị phồng. Nguyên nhân có thể xuất phát từ kỹ thuật tiêm chất làm đầy nhưng phổ biến hơn vẫn là do sử dụng filler có chất lượng kém hoặc tiêm filler quá nhiều hoạt chất. Và tình trạng vón cục filler cũng cần được phát hiện sớm bởi nó cũng có diễn biến khác phức tạp.

Nhiễm trùng da sau tiêm filler

Các nốt phồng trên da có dấu hiệu căng cứng kéo dài, đau nhức và xuất hiện mủ là cảnh báo da bị nhiễm trùng sau khi tiêm chất làm đầy. Nguyên nhân có thể là do chất lượng filler, sự tấn công của vi khuẩn vào tổn thương da hoặc các điều kiện chăm sóc sau tiêm filler. Đáng chú ý là tình trạng áp xe da có thể dẫn đến các vết phồng da nghiêm trọng cùng với đó là nguy cơ hoại tử mô, nhiễm trùng lan vào máu…

Tìm hiểu thêm: Tiêm cằm vuông là gì? Tiêm cằm cho mặt vuông được không?

Tiêm filler bị phồng là bị gì? Có nguy hiểm không? Cách xử lý an toàn

Tiêm filler bị phồng có nguy hiểm không, cách xử lý

Tiêm filler bị phồng có thể nguy hiểm hoặc không nguy hiểm tùy từng trường hợp. Tuy nhiên, chúng ta không được chủ quan với các vết phồng này. Nhất là với các vết phồng có thể sờ thấy được, quan sát được và có kích thước lớn kèm đau nhức khó chịu xảy ra thì đó là sự bất thường.

Việc thăm khám để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các vết phồng sẽ cần được thực hiện sớm. Bởi không phải các vết phồng nào cũng được làm phẳng một cách tự nhiên. Đôi khi cần theo dõi và điều trị tích cực để có thể giảm thiểu biến chứng thẩm mỹ có thể xảy ra. Và cũng có trường hợp sẽ phải nhập viện để theo dõi nhằm điều trị các vết phồng da bạn nhé.

Các phương pháp xử lý hiện tượng tiêm filler bị phồng mà bạn có thể tham khảo gồm:

Chăm sóc và phục hồi da tích cực

Nếu sau khi tiêm filler bạn thấy da bị phồng với kích thước nhỏ, giống như bị côn trùng đốt thì có thể thực hiện massage nhẹ nhàng hoặc chườm đá lạnh để thấy được sự cải thiện. Trong đó, thao tác massage sẽ giúp giảm làm giảm tình trạng filler tập trung ở một điểm hoặc tình trạng vón cục chất làm đầy.

Lưu ý là không sử dụng rượu bia, không uống thuốc hoặc thực phẩm chức năng có chứa thành phần gây rối loạn đông máu để tránh các vết phồng da lâu tan.

Tiêm tan filler

Tiêm tan filler được thực hiện ở những trường hợp bị phồng da do tiêm filler quá nông hoặc tiêm filler với lượng quá nhiều. Thuốc tiêm tan filler có chứa ezzym để làm nhanh quá trình phân hủy của chất làm đầy. Do đó, việc tiêm tan có thể làm cho vết phồng trên da biến mất sau khoảng 24-48h đồng hồ. 

Tuy nhiên, tiêm tan sẽ chỉ có thể áp dụng với các trường hợp tiêm filler HA bị phồng. Và các trường hợp chưa có biến chứng nhiễm trùng nặng. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ cân đối lượng thuốc tiêm tan phù hợp để làm phân giải filler hoàn toàn hoặc chỉ một phần.

Thực hiện nạo vét filler

Trong trường hợp các vết phồng da có liên quan đến nhiễm trùng da hoặc áp xe thì cần thực hiện các biện pháp điều trị chuyên sâu. Bác sĩ sẽ bắt buộc phải tác động dao kéo để bóc tách tổ chức da nhằm bộc lộ vùng da chứa filler và dịch mủ. Sau đó sẽ thực hiện hút và nạo vét toàn bộ tổ chức viêm và chất làm đầy ra khỏi cơ thể nhằm tránh di chứng lâu dài…

Tiêm filler bị phồng là bị gì? Có nguy hiểm không? Cách xử lý an toàn

>>>>>Xem thêm: Hậu quả của tiêm filler cằm ở địa chỉ không đủ uy tín

Trong tất cả các trường hợp tiêm filler bị phồng da, bệnh nhân sẽ được yêu cầu sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm để kiểm soát tốt các triệu chứng. Và để phòng tránh tình trạng tiêm filler bị phồng da bạn nên chú ý đến một số các vấn đề sau:

  • Lựa chọn sản phẩm filler có chất lượng tốt và có thiết kế phù hợp với mục đích sử dụng. Tránh lạm dụng filler mà cần phải cân đối liều lượng filler an toàn cho mỗi vị trí tiêm.
  • Lựa chọn bác sĩ chuyên khoa có tay nghề cao để có thể tiêm filler một cách chuẩn xác: chuẩn vị trí, chuẩn độ sâu, chuẩn tốc độ để tránh da bị phồng rộp.
  • Đánh giá các vấn đề sức khỏe trước khi tiêm filler. Không tiêm filler nếu như bạn bị dị ứng với thành phần của sản phẩm hoặc đang mắc tiểu đường.
  • Trước và trong khi tiêm filler bạn nên tránh sử dụng bia để đảm bảo da không bị sưng, bầm tím một cách bất thường…

Theo Dr.thaiha, tình trạng tiêm filler bị phồng sẽ không hiếm gặp và nó cũng ít nguy hiểm. Nhưng nếu da của bạn bị phồng sau khi thực hiện tiêm filler tại nhà hay các cơ sở làm đẹp thiếu uy tín thì hãy dè chừng. Bởi đôi khi các biến chứng thẩm mỹ sẽ xuất hiện từ các vết phồng da nhỏ hay một nốt bầm tím nhỏ bạn nhé.

Dr.thaiha sẽ giúp bạn có được kế hoạch tiêm filler an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Nếu bạn cần được chúng tôi hỗ trợ, hãy chủ động liên hệ ngay để có được sự tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất. Trân trọng!

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5