Tiêm filler kiêng gì? Kiêng ăn bao lâu?

Kiêng ăn sau mỗi lần tiêm filler là việc làm cần thiết để bảo vệ kết quả làm đẹp được thành công. Bởi thành phần một số thức ăn có khả năng gây kích ứng vùng tiêm, làm chậm quá trình phục hồi. Vậy, sau khi tiêm filler kiêng gì? Cùng điểm qua những thực phẩm không nên ăn dưới đây nhé!

Sau khi tiêm filler cần kiêng ăn để tránh gây tác động đến vùng tiêm

Sau khi tiêm filler cần kiêng ăn để tránh gây tác động đến vùng tiêm

Sau khi tiêm filler nên kiêng ăn những thực phẩm nào?

Bất kỳ ai sau khi tiêm filler cũng đều đặt ra câu hỏi là tiêm filler kiêng gì để không làm hỏng kết quả làm đẹp. Theo sự tư vấn của các bác sĩ thẩm mỹ, tiêm filler xong cần kiêng những thực phẩm như sau:

Kiêng ăn hải sản

Nhóm hải sản nên kiêng ăn khi đã tiêm filler

Nhóm hải sản nên kiêng ăn khi đã tiêm filler

Nhóm các loại hải sản như tôm, cua, mực, ốc, các loại đồ tanh… có thể gây kích ứng. Do cơ thể sản sinh ra chất histamin để phản ứng lại các loại protein có hại trong hải sản khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy, nôn mửa, chóng mặt, đau bụng, khó thở… Những biểu hiện này làm cho vùng tiêm filler bị ngứa ngáy, sưng tấy theo.

Đồ nếp là thực phẩm cần loại bỏ khỏi thực đơn

Đồ nếp có tính nóng, dẻo gây sưng nhức, mưng mủ vùng tiêm

Đồ nếp có tính nóng, dẻo gây sưng nhức, mưng mủ vùng tiêm

Các loại đồ nếp có tính nóng, dẻo khiến cho vết kim tiêm bị sưng tấy, đau nhức. Những ai có cơ địa dữ có thể bị mưng mủ, viêm nhiễm, filler không định hình dáng và bị biến dạng tạo nên vết lồi lõm trên da gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.

Thịt gà gây ngứa vết thương

Thịt gà sẽ làm cho vết kim tiêm bị sưng tấy, đau nhức

Thịt gà sẽ làm cho vết kim tiêm bị sưng tấy, đau nhức

Thịt gà chứa hàm lượng protein cao, có tính phong nên khi có vết thương cần hạn chế ăn thịt gà. Vùng da đang bị sưng tấy, ăn thịt gà có nguy cơ bị sưng nhức, ngứa ngáy và viêm mủ, hàm lượng protein vượt mức còn gây nên sẹo lồi.

Kiêng ăn thịt bò

Tiêm filler xong nên kiêng ăn thịt bò để tránh vùng da bị sẫm màu

Tiêm filler xong nên kiêng ăn thịt bò để tránh vùng da bị sẫm màu

Mặc dù thịt bò chứa nhiều protein nhưng lại không thích hợp cho những ai vừa mới tiêm filler về. Do đó, tiêm filler kiêng gì? Chúng ta cần kiêng ăn luôn cả thịt bò, bởi loại thịt này sẽ có nguy cơ khiến cho vết tiêm filler bị sẫm màu để lại sẹo thâm, kéo dài quá trình phục hồi của vùng da.

Rượu, bia ảnh hưởng đến quá trình hồi phục

Chất kích thích gây cản trở quá trình lành thương

Chất kích thích gây cản trở quá trình lành thương

Rượu, bia cần kiêng sau khi tiêm filler, vì đây là những loại chất kích thích có thể khiến cho filler mau tan, không ổn định được dáng. Ngoài ra, chúng ta cũng không nên tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ nóng như lửa, xông hơi, tắm nước nóng… sẽ làm cho filler mau tan.

Loại bỏ trứng gà ra khỏi khẩu phần ăn

Trứng gà thể khiến cho vùng da bị loang lổ màu nên khi tiêm filler cần kiêng ăn

Trứng gà thể khiến cho vùng da bị loang lổ màu nên khi tiêm filler cần kiêng ăn

Trứng gà giàu giá trị dưỡng chất, hàm lượng protein khá cao, nhưng khi tiêm filler thì nên kiêng ăn. Trứng có thể khiến cho vùng tiêm bị sưng, làm loang lổ màu da gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, những ai có vết thương hở hoặc tiêm chích đang bị sưng tấy được khuyến khích là hạn chế ăn trứng.

Rau muống hình thành sẹo

Rau muống gây sẹo lồi trên da cần kiêng ăn khi có vết thương

Rau muống gây sẹo lồi trên da cần kiêng ăn khi có vết thương

Rau muống có tác dụng tăng sinh collagen dưới da nên mỗi khi trên cơ thể có vết thương cần hạn chế ăn. Những ai có cơ địa dễ bị sẹo lồi ăn rau muống tăng nguy cơ bị sẹo cao những người bình thường. Thay vào đó, các bạn nên ăn những loại rau xanh, súp lơ, rau diếp cá… sẽ tốt hơn cho quá trình chờ đợi filler ổn định.

Nước mắm, mắm tôm gây viêm nhiễm

Kiêng ăn các loại nước chấm khi tiêm filler

Kiêng ăn các loại nước chấm khi tiêm filler

Các loại nước chấm như nước mắm, mắm tôm là những câu trả lời tiếp theo cho vấn đề tiêm filler kiêng gì. Những loại nước chấm có khả năng gây kích ứng vùng tiêm, đặc biệt những ai tiêm môi lại càng nên kiêng ăn nước chấm rất dễ gây nhiễm trùng, biến đổi màu sắc vùng tiêm.

Hạn chế các loại gia vị cay

Tiêm filler kiêng ăn luôn cả các loại gia vị cay nóng

Tiêm filler kiêng ăn luôn cả các loại gia vị cay nóng

Một số loại gia vị như ớt, tỏi, tiêu, muối… thường gây cản trở filler mau chóng định hình kéo dài kết quả làm đẹp nên cần hạn chế dùng. Thay vào đó, chúng ta nên ăn thanh đạm trong giai đoạn này sẽ có lợi hơn và đặc biệt còn lưu giữ được kết quả thẩm mỹ lâu dài.

Thức ăn chiên nhiều dầu mỡ

Thức ăn có nhiều dầu mỡ gây cản trở quá trình lành da sau khi tiêm filler

Thức ăn có nhiều dầu mỡ gây cản trở quá trình lành da sau khi tiêm filler

Các món ăn chế biến quá nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, chiên xào bán ở lề đường… nên hạn chế dùng sau khi tiêm filler bởi sẽ khiến cho bạn cảm thấy khó tiêu, ợ chua. Trong quá trình này, cơ thể cần hấp thụ các dưỡng chất có lợi để vùng tiêm filler mau chóng ổn định mà những thức ăn nhiều dầu mỡ gây cản trở làm lâu phục hồi hơn.

Kiêng ăn trái cây có tính nóng

Một số loại trái cây gây nóng cơ thể tác động đến vùng tiêm filler

Một số loại trái cây gây nóng cơ thể tác động đến vùng tiêm filler

Khi đặt ra câu hỏi tiêm filler kiêng gì, nhiều người thường hay bỏ qua các loại trái cây. Những tưởng hầu hết các loại trái cây đều tốt cho sức khỏe nên dùng, nhưng sau khi tiêm filler có một số loại trái cây tính nóng cần kiêng ăn, chẳng hạn như mít, nhãn, chôm chôm, xoài, vải, sầu riêng… Những loại trái cây này gây nóng cơ thể, lượng đường nhiều tác động đến quá trình lành thương trên da, khó tiêu hóa.

Kiêng các loại thực phẩm lên men

Thực phẩm lên men không tốt cho việc phục hồi vùng da bị tổn thương

Thực phẩm lên men không tốt cho việc phục hồi vùng da bị tổn thương

Các loại rau, củ muối như dưa chua, củ kiệu… nên kiêng ăn khi vừa mới tiêm filler về. Những thực phẩm này sẽ kích thích nồng độ axit tăng cao làm cho vùng tiêm filler có nguy cơ bị chảy máu, sưng nhức, sức đề kháng của cơ thể yếu hơn dẫn đến quá trình lành da cũng chậm, filler lâu ổn định dáng.

Tiêm filler kiêng ăn trong bao lâu?

Khi đã biết những món ăn cần kiêng sau khi tiêm filler, điều tiếp theo mà chúng ta cần tìm hiểu xem thời gian cần kiêng bao lâu. Thời gian kiêng ăn rất quan trọng, có nhiều cơ địa không cần kiêng lâu, nhưng có một số người có cơ địa dữ thì phải kiêng ăn lâu hơn.

Tiêm filler kiêng ăn bao lâu?

Tiêm filler kiêng ăn bao lâu?

Thông thường vừa tiêm filler xong, vùng tiêm chưa ổn định sẽ hơi bị sưng đau, căng cứng nên cần kiêng ăn tuyệt đối khoảng 1 tuần. Những ai có cơ địa dữ thì nên kiêng lâu hơn, có thể khoảng 2 – 4 tuần. Thực tế, đa số các trường hợp tiêm filler sau khoảng 5 – 7 ngày là đã ổn định, có thể sinh hoạt và làm việc bình thường.

Ngoài vấn đề kiêng ăn, các bạn nên quan tâm theo dõi kết quả làm đẹp. Vào những ngày đầu cần tích cực chườm đá giúp giảm sưng, không chà xát vùng tiêm filler. Hãy tích cực uống nước, bổ sung nước ép trái cây giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và kháng khuẩn trên da ngăn ngừa sưng viêm.

Chủ đề tiêm filler kiêng ăn gì đã được chuyên gia giải đáp chi tiết. Hi vọng với những thông tin đề cập đã giúp cho các bạn có thêm kiến thức bổ ích giúp chăm sóc cơ thể, sớm có được kết quả làm đẹp hoàn hảo như mong đợi.

Phòng Khám Da Liễu Thẩm Mỹ Bác Sĩ Vũ Thái Hà
+3
Phòng Khám Da Liễu Thẩm Mỹ Bác Sĩ Vũ Thái Hà
+5