Biến chứng khi tiêm filler thường gặp – Nguyên nhân và cách khắc phục

Biến chứng khi tiêm filler thường xảy ra khi thực hiện tại các cơ sở hoạt động “chui”. Theo đó, những biến chứng sưng đau, nhiễm trùng, hoại tử… gây hậu quả nghiêm trọng. Vậy, nếu chẳng may gặp phải biến chứng thì có cách nào khắc phục hay không? Dành ít phút xem qua thông tin để hiểu hơn bạn nhé!

Những biến chứng thường gặp sau khi tiêm filler

Những biến chứng thường gặp sau khi tiêm filler

Những biến chứng khi tiêm filler thường gặp nhất hiện nay

Tiêm filler là một thủ thuật làm đẹp nhanh chóng giúp làm đầy các rãnh sâu, xóa nếp nhăn trên da… Nhiều người yêu thích phương pháp này cũng bởi thời gian thực hiện nhanh chóng, không đau, không cần nghỉ dưỡng lâu. Tuy nhiên, nếu thực hiện làm đẹp tại các cơ sở nhỏ lẻ, filler không đảm bảo có thể gây ra những biến chứng như sau:

Biến chứng nổi mẩn ngứa, sưng đỏ sau khi tiêm filler

Biến chứng nổi mẩn ngứa, sưng đỏ sau khi tiêm filler

Vùng tiêm filler bị sưng tấy, nhiễm trùng, u cục

Vùng tiêm filler bị sưng tấy, nhiễm trùng, u cục
  • Dị ứng, nổi mẩn đỏ: Filler là hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc thường gây dị ứng, nổi mẩn đỏ. Bạn sẽ thấy vùng da bị sưng tấy và có cảm giác ê đau nhẹ, khó chịu.
  • Sưng đau, bầm tím: Biến chứng sưng đau, bầm tím kèm theo cơn sốt, nếu không ngăn chặn kịp thời thì có thể khiến cho vùng tiêm bị áp xe, nhiễm trùng dẫn đến hoại tử nghiêm trọng.
  • Nhiễm trùng: Nhiều trường hợp tiêm filler xong, vùng tiêm bị sưng viêm nhanh chóng và lan rộng khắp khu vực lân cận tụ thành mủ, nhiễm trùng. Vi khuẩn sẽ nhanh chóng tấn công gây nhiễm trùng máu.
  • Hoại tử: Biến chứng khi tiêm filler nguy hiểm nhất là tiêm sai kỹ thuật gây tắc mạch, vùng tiêm bị thâm tím và hoại tử. Một số trường hợp còn phải cắt bỏ vùng da, để lại di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Rò rỉ filler ra ngoài: Chất lượng filler không đảm bảo gây dị ứng đào thải. Nhiều trường hợp, vùng tiêm filler bị căng cứng, nổi phồng lên và rò rỉ filler ra ngoài.
  • Mù mắt: Tiêm filler ở những vị trí như trán, mũi…, nếu kỹ thuật tiêm chích không vững vàng, và không xác định liều lượng filler đúng thì có nguy cơ bị tắc mạch võng mạc, tràn filler lên vùng mắt gây mù lòa vĩnh viễn.
  • Tắc phổi: Filler sử dụng là hàng kém chất lượng không rõ thành phần, các dạng silicon lỏng, khi tiêm vào vùng da sẽ tạo ra những cục máu đông đè lên tĩnh mạch gây tắc phổi.
  • Vùng tiêm bị biến dạng: Biểu hiện biến dạng vùng da sau khi tiêm filler rất dễ xảy ra. Bởi filler khi tiêm vào không tương thích với cơ thể sẽ gây ra phản ứng đào thải khiến vùng tiêm bị lồi, lõm mất thẩm mỹ.
  • U cục, nổi nốt sần, khối u: Biến chứng khi tiêm filler bị vón cục, nổi sần cũng thường xuyên xảy ra do filler kém chất lượng. Vùng tiêm bị khối u, cục cứng, căng tức gây đau nhức vùng da.
  • Tê liệt dây thần kinh: Bác sĩ tiêm filler còn non tay nghề, thao tác không chuẩn xác thì khả năng lớn làm tê liệt dây thần kinh. Một số trường hợp tiêm nhầm vào động mạch gây chết mô, hoại tử.
  • Vùng da bị lão hóa: Dùng filler không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm định có thể dẫn đến tắc mạch cấu trúc da. Không chỉ gây biến dạng vùng tiêm mà còn gây giãn cơ cấu trúc da, các vùng lân cận dẫn đến da nhăn nheo, lão hóa sớm.
  • Tắc mạch dẫn đến tử vong: Tiêm filler tại các địa chỉ nhỏ lẻ, hoặc tự ý tiêm filler tại nhà khiến cho vùng da bị áp xe, hoại tử và tử vong chỉ sau vài ngày thực hiện.

Filler bị vón cục, u sần sau khi tiêm

Filler bị vón cục, u sần sau khi tiêm

Nguyên nhân xảy ra những biến chứng khi tiêm filler

Từ những biến chứng khi tiêm filler có thể thấy nguyên nhân sâu xa gây ra những biến chứng đều xuất phát từ địa chỉ tiêm filler kém uy tín. Tại những cơ sở này thường có chất lượng dịch vụ không đảm bảo, cụ thể những tiêu chí như:

Môi trường tiêm filler không đảm bảo an toàn, sạch sẽ gây ra những biến chứng

Môi trường tiêm filler không đảm bảo an toàn, sạch sẽ gây ra những biến chứng
  • Filler không đảm bảo: Loại filler dùng trong lĩnh vực thẩm mỹ được Bộ Y tế kiểm định, đảm bảo an toàn thì sẽ không gây nguy hiểm. Trái lại, filler dùng là hàng trôi nổi, chất silicon lỏng có pha tạp chất sẽ gây ra những phản ứng đào thải.
  • Bác sĩ yếu chuyên môn, kinh nghiệm: Kỹ thuật tiêm filler không vững vàng, tiêm filler sai cách, quá liều, tiêm nhầm mạch máu… dẫn đến hậu quả nghiêm trọng gây tắc mạch máu, sưng bầm, mù lòa ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí là tử vong.
  • Chăm sóc không cẩn thận: Nguyên nhân gây ra những biến chứng sau khi tiêm filler cũng có thể là do khâu chăm sóc không tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Những trường hợp như vùng tiêm bị biến dạng, sưng viêm, nhiễm trùng do va chạm, tiếp xúc với nhiệt độ cao, bụi bẩn.
  • Khâu sát khuẩn không đảm bảo: Biến chứng khi tiêm filler cũng bắt nguồn từ môi trường phẫu thuật không đảm bảo khâu vô trùng tuyệt đối. Nếu khâu vô trùng, sát khuẩn sai cách thì dễ dẫn đến nhiễm trùng, sưng viêm vùng tiêm gây hỏng kết quả thẩm mỹ. Hoặc tại một số cơ sở còn sử dụng chung ống tiêm filler gây lây lan bệnh.

Khâu sát khuẩn, thao tác tiêm filler sai cách dẫn đến viêm nhiễm, tắc mạch máu

Khâu sát khuẩn, thao tác tiêm filler sai cách dẫn đến viêm nhiễm, tắc mạch máu

Cách xử lý những biến chứng sau khi tiêm filler

Theo các bác sĩ tại Viện Thẩm mỹ Quốc tế Phòng Khám Da Liễu Thẩm Mỹ Bác Sĩ Vũ Thái Hà, những ai tiêm filler bị biến chứng cần phải ngay lập tức đến cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời. Trường hợp chậm trễ có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Ở một số bệnh viện lớn thỉnh thoảng vẫn tiếp nhận những trường hợp tiêm filler bị hỏng. Người thực hiện có biểu hiện sưng tấy, nổi cục u, áp xe vùng tiêm, cơ thể nóng sốt, mất sức. Tại đây các bác sĩ kịp thời xử lý biến chứng tiêm filler bằng cách:

Cách xử lý sau khi tiêm filler bị áp xe, tụ mủ

Cách xử lý sau khi tiêm filler bị áp xe, tụ mủ
  • Xử lý vùng tiêm bị tụ mủ: Biến chứng khi tiêm filler bị áp xe rất thường thấy. Bác sĩ sẽ trích và rạch khối áp xe để xử lý toàn bộ dịch mủ tụ ở vùng tiêm, tránh để vi khuẩn xâm nhập vào tĩnh mạch máu.
  • Tiên tan filler: Những ai có biểu hiện dị ứng, nổi mẩn đỏ, cơ thể không thích nghi với filler sẽ gây phản ứng đào thải. Trường hợp này, bác sĩ sẽ tiêm tan filler để loại bỏ filler ra ngoài, ổn định vùng tiêm trở lại.
  • Phẫu thuật nạo vét: Một số trường hợp bị biến chứng do dùng silicon lỏng khiến vùng tiêm bị đau nhức, vón cục, sưng đỏ. Để xử lý tình trạng này, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để nạo vét toàn bộ filler ra ngoài.

Địa chỉ tiêm filler an toàn, xử lý biến chứng khi tiêm filler

Bản chất của tiêm filler là phương pháp thẩm mỹ an toàn được tổ chức FDA chứng nhận. Filler dùng có cấu tạo từ HA, một chất gần giống với chất tồn tại tự nhiên trong cơ thể có tác dụng làm đầy, trẻ hóa da, kích thích tăng sinh collagen. Do đó, khi thực hiện tại các địa chỉ thẩm mỹ nổi tiếng, được cấp phép hoạt động sẽ rất an toàn.

Phòng khám Da liễu bác sỹ Thái Hà: “Địa chỉ vàng” giúp hoàn thiện vẻ đẹp làn da cho phụ nữ Việt - Tạp Chí Điện Tử TTV

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng tiêm được filler, bởi có những trường hợp không thích hợp tiêm. Chúng ta cần tìm đến địa chỉ thẩm mỹ để bác sĩ thăm khám, test phản ứng với thuốc và thực hiện các xét nghiệm. Khi đã đảm bảo đủ điều kiện thì mới có thể tiến hành thực hiện.

Hiện nay, địa chỉ thẩm mỹ được nhiều người đến là Phòng Khám Da Liễu Thẩm Mỹ Bác Sĩ Vũ Thái Hà, nơi đây không chỉ sở hữu các dịch vụ tiêm filler chất lượng, mà còn có thể xử lý các ca tiêm filler bị hỏng. Bác sĩ thực hiện là những chuyên gia thẩm mỹ hàng đầu hiện nay, có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành sẽ trực tiếp thăm khám và thực hiện cho khách hàng.

Những biến chứng khi tiêm filler rất nguy hiểm, nhưng đó là khi bạn làm đẹp trong điều kiện thiếu an toàn. Trái lại, chỉ cần tìm đến những địa chỉ uy tín như địa chỉ Phòng Khám Da Liễu Thẩm Mỹ Bác Sĩ Vũ Thái Hà thì các bạn không cần lo lắng quá nhiều. Hãy liên hệ đến hotline 0967571166 hoặc 0968571166 để được tư vấn hỗ trợ nhé!

Phòng Khám Da Liễu Thẩm Mỹ Bác Sĩ Vũ Thái Hà
+3
Phòng Khám Da Liễu Thẩm Mỹ Bác Sĩ Vũ Thái Hà
+5